Tuồng nhơ bẩn trên sân khấu ô nhục

Ngô Nhân Dụng

Cuộc đấu giữa các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam đe dọa cả tình hình kinh tế, sau vụ bắt giam ông Nguyễn Ðức Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB – lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Các mạng đã truyền tin ngay trong đêm Bầu Kiên bị bắt giữ, sáng hôm sau, 21 Tháng Tám, báo chí mới bắt đầu đưa tin, nhưng giới có tiền không chờ đọc tin của nhà nước.

Tiếp tục đọc

Chui đầu vào “cái thòng lọng Thành Đô”

Ngô Nhân Dụng

Vào những ngày cuối tháng Tám, trước đây 22 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh ở Hà Nội đã quyết định phải quay đầu trở lại, xin hợp tác với đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng). Kết quả là hội nghị Thành Đô, ngày 3 và 4 tháng Chín năm 1990, mà Tiến sĩ Hà Sĩ Phu gọi là “Cái thòng lọng thứ hai” buộc vào cổ đảng Cộng sản Việt Nam.

Cái thòng lọng thứ nhất, là quyết định “khai thông biên giới Việt Trung” vào năm 1950 để Cộng sản Việt Nam (Việt Cộng) nhận được viện trợ và đón các cố vấn Trung Quốc sang chỉ đạo. Hà Sĩ Phu viết: “Do vị trí địa-chính trị nên Việt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Đại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành trướng về phía nam …” Chủ nghĩa Cộng sản đã cho Trung Quốc “một cơ hội bằng vàng. Họ tận dụng những đặc trưng của Cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến cái bẫy, nhưng bị tấm màn “Quốc tế đại đồng” che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn ruột thịt nương thân.”

Tiếp tục đọc

Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?

Câu tựa đề trên đây là ý kiến của một vị độc giả sau khi đọc bài trước trên mục này: “Ai cũng biết Việt Nam đang bị Trung Quốc làm nhục, nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?”
Ðó cũng là ý kiến của Thái Úy Trần Nhật Hiệu, vào thế kỷ 13.
Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Ðại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Ðạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Ðông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Ðộ có ý kiến khác: “Ðầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục.
Tiếp tục đọc