Tại sao thịt kho tàu ngày tết mà chữ “tàu” không có viết hoa?

Khoảng 9,10 năm trước, trong một buổi sinh hoạt với đồng hương để chuẩn bị cho một buổi picnic. Tham dự buổi sinh hoạt đa số là quý đồng hương lớn tuổi. Tôi có đưa ra một câu hỏi là : “Tại sao chúng ta gọi là thịt kho tàu, trong khi đó, món thịt kho này là món ăn thuần túy của người Việt, và cũng là một trong những món ăn truyền thống của chúng ta ?”

Hơn 30 người đều xì xào nhưng không có ai trả lời được. Cuối cùng có một bà thím giơ tay lên và trả lời rất hóm hỉnh. Bà thím đã nói như sau :
Tiếp tục đọc

Không có cái gọi là “từ hán Việt”

Hà Văn Thuỳ

Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.

I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?

Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.
Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Tiếp tục đọc

Hai Bà Trưng đánh giặc “Lạ”

Hồ chí minh và đảng CSVN thẳng tay rất tàn ác đối với nhân dân VN, nhưng chúng lại “rón rén” quỳ gối khom lưng trước giặc Tàu, nhưng lại biện minh rằng bọn chúng nó làm thế là “khôn ngoan nhẫn nhịn để tránh chiến tranh cho VN”. Tuy nhiên, một trong rất nhiều bằng chứng ngày càng vạch rõ bộ mặt hèn hạ lưu manh đểu cáng của Hồ chí minh và đảng CSVN ra trước toàn dân, đó là… ngay trong sách dạy sử Việt cho trẻ em VN. Còn giải thích nào dành cho bọn tay sai bán nước chó đẻ CSVN, khi bọn chúng đã lừa dối, ma mị ngay cả với các em nhỏ VN trong môn sử Việt ??? Bọn CSVN đã không dám nêu đích danh thằng Tàu chính là bọn giặc đã bị Hai Bà Trưng đánh cho một trận thua xiểng liểng trong sử VN. Xin mời quý vị đọc bản tin sau:
**********************
Sách tiếng Việt lớp 3: Kẻ thù của Hai Bà Trưng là kẻ thù nào?

Tâm Sự Y Giáo – Chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ của cu út nhà minh (tức là vợ mình) ra hiệu sách mua về cho con một bộ sách lớp 3 mới tinh, giao nhiệm vụ cho bố nó (tức là mình) : “Anh phải sắp xếp thời gian, lên kế hoạch để khẩn trương tiến hành việc bọc sách cho con. Mà anh phải bọc cho đẹp nhằm tạo điều kiện cho con chúng mình học giỏi”.

Chữ Và Nghĩa

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Nếu một lần nào đó thức giấc vào buổi sáng mà tôi mĩm cười một mình thì những lúc đó, chồng tôi vội vàng đặt tay lên trán tôi xem thử thần kinh của tôi có nhảy lạc điệu.

Đôi khi tôi mĩm cười không phải là thần kinh nhảy lạc điệu mà bởi tự trong mình cảm thấy khỏe khoắn, không ưu tư, không thắc mắc. Phần đông những thắc mắc ấy như hòn đá lăn dài trên sự suy nghĩ. Mà chính vì suy nghĩ đó , vọng động lại dấy lên cũng đủ để tạo cho một cuộc lên đường nghiệt ngã để vứt bỏ mọi tương giao.

Nhưng cái độc ác vô cùng của chữ và nghĩa thường làm cho mình trở thành tù nhân của chính mịnh. Và nỗi đau tù hãm đó thường phát sinh từ những xảo ngôn qua chữ và nghĩa. Nhất là những chiến thuật xảo ngôn của Việt Cộng, tay sai của chúng khi dùng chữ và nghĩa để lừa bịp ngừơi dân Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Chiêu hồi ngôn ngữ

Tâm Thanh (Na-Uy)

Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ. Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ. Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm, thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng.” Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh – tiếng nói. Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều,” trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.

Tiếp tục đọc

Ăn nghĩa là gì ?

Gs. Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Ăn là động tác của người hay động vật đưa một số thức ăn thích hợp vào cơ thể để nuôi các tế bào, duy trì sự sống. Ăn thường đi đôi với uống, danh từ kép: ăn uống, vì uống cũng là hình thức đưa chất lỏng vào để nuôi cơ thể. Y khoa khuyên ta nên ăn uống điều độ, chừng mực để giữ gìn sức khoẻ. Ăn uống vệ sinh, bớt được bệnh tật.

Thường người ta chia ra ba bữa trong ngày: ăn sáng hay còn gọi là ăn điểm tâm, ăn trưa và ăn tối; cũng gọi bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch (Nguyễn công Trứ).

Tiếp tục đọc