Xóm tui

CƯỜI RA NƯỚC MẮT.
Truyện thứ mười hai.
…GIỰT KINH PHONG.

Thằng Thuấn con ông bà Thức hàng xóm là đứa trẻ lễ phép, hiền lành, dễ thương…nó có nước da trắng mặt mày sáng sủa, đôi mắt đen láy thật thà pha chút bẽn lẽn, sóng mũi cao thanh tú trông nó đẹp trai như tây lai…
Nó đang học lớp đệ tứ trường Lasan Taberd 53 Nguyễn Du quận Nhứt, ngôi trường mà một thời …các nhạc sĩ Trần Trịnh, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9,Trường Kỳ, JoMarcel, ban nhạc Tùng Giang, Việt Dũng…đã từng theo học ! (nay là trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa).

Tiếp tục đọc

Truyện tình

Vì lười và vốn liếng chữ nghĩa hạn chế, tôi viết nhiều truyện ngắn 40 chữ. Dưới đây là truyện ngắn nhất, 39 chữ, viết trong 3 phút rưỡi. Một truyện tình.
Có người hỏi tại sao viết vội, viết ngắn ? Bởi vì, thứ nhất: độc giả ngày nay lười, thấy cái gì dài quá 3 dòng là chạy. Thứ hai, thời giờ tiết kiệm được dùng vào việc có ích hơn : kho thịt hay quét nhà. Nơi tôi sống, thịt heo không có sán, quét nhà chưa bị kết án là làm ô nhiễm không khí.

TRUYỆN TÌNH

Như tất cả đàn ông, y lưỡng lự, phân vân, do dự, chân trong chân ngoài. Cho tới một hôm chắc chắn nàng đúng là người đàn bà của đời mình. Đó là hôm nàng về nhà chồng.

Từ Thức

Truyện rất ngắn

https://i0.wp.com/truyenratngan.com/images/logo.pngLá thư cuối cùng viết bằng máu

Nó là thằng cháu gọi chị Hiệp bằng cô ruột. Sau biến cố 75 cộng sản xâm chiếm miền Nam, ba nó, anh ruột của chị, là lính ngụy, bị bắt đi tù cãi tạo, sau khi ra khỏi tù anh bị suy sụp tinh thần tột độ, suốt ngày nhậu say sưa để quên đời, nuôi gia đình bằng những bát cơm thừa từ mót lúa ruộng của người.

Lần cuối cùng chị Hiệp nhận được lá thư của cháu, thư dính đầy máu, như sau: “Cô Hiệp ôi, đời con khổ tận cùng rồi, con vợ của con đã bỏ chồng, bỏ con lên thành phố làm đĩ, có một đêm con rình chờ nó về quê thăm nhà, khi nó đi ngang qua nghĩa địa, con đã nhào ra lấy dao đâm vào ngực và rạch nát mặt nó.

Tiếp tục đọc

Ruột Thịt Tình thâm

Tin chị Thơm bị chồng bỏ lan ra nhanh chóng đầu trên xóm dưới .
Có người nói tội nghiệp chị đẹp người đẹp nết , con nhà ăn học mà số long đong .
Nhưng có người lại mừng dùm và họ coi đó như giải pháp mà ông trời giải thoát cho chị khỏi cảnh khổ .
Chị Thơm là con gái duy nhất trong ba người con của thầy giáo Thức ở xứ này .

Thời sinh tiền lúc còn sống thầy và ông chủ tiệm vàng Kim Vinh là bạn tâm giao nối khố có nhau dù một người làm buôn bán một người theo nghiệp chử nghĩa thánh hiền .
Ngay khi chị Thơm chỉ là trẻ thơ lúc nghe ông Vinh muốn kết thông gia cho hai gia đình càng thân hơn, thầy giáo Thức đã đồng ý ngay.
Tiếp tục đọc

Mười bốn năm sau

Ký sự – Bút Xuân TRẦN ÐÌNH NGỌC

LTS – Truyện có thực này tiếp theo truyện ngắn “Trốn Chạy”, tác giả là Nhà Văn Trần Đình Ngọc. Nhân vật chính là cụ Lê văn Tường đã trốn thoát nanh vuốt Cộng Sản hai lần. Lần đầu vào năm 1957 từ tỉnh Thanh Hoá vào miền Nam Việt Nam sau khi người cha của cụ bị đem ra đấu tố, phẫn uất mổ bụng chết. Lần sau vào ngày 30-4-1975 từ Sàigòn đến đảo Guam và sang Hoa kỳ.

Người ta nói “Quả đất tròn” cũng không phải là vô lý. Trong phần kết luận truyện “Trốn Chạy”, một truyện vô cùng thương tâm và có thực, tôi viết rằng, do sự khuyến khích của Ban Quản trị trại, để có chỗ đón tiếp những đồng bào Việt Nam tị nạn Cộng sản mới đến, chúng tôi đã bay từ Subic Bay vào Guam, sau khi ở đó khoảng hơn một tháng từ đầu tháng 5-1975. Tôi với cụ Tường cùng đi một chuyến bay DC10 và lại ở cùng biêu-đinh tại Orote Point. Sau đó, tôi đi đảo Wake kiếm gia đình bị thất lạc, còn cụ đi Camp Pendleton – California và từ đó, tôi không còn gặp cụ nữa.

Tiếp tục đọc

Vì sao tôi viết hồi ký ?

Khi bắt tay vào viết hồi ký, ấy là lúc mọi khát vọng sáng tạo đã cạn, mọi ham mê, hoài bão đã tắt, và thần chết đã cầm lưỡi hái hiện trước cửa sổ… ”
Câu mở đầu đó, nếu tôi không nhầm, là của George Sand (1) mà tôi đã đọc, đã thương cảm và đã tự nhủ rằng rồi đây chính mình cũng sẽ phải để lại cho đời ít dòng nói thật khi bước vào tuổi 70, nếu như cái chết lãng nhách không đến bất chợt!

Biết đâu đấy, rồi đây lịch sử sẽ có thêm được một số chi tiết trong “tội ác diệt văn hóa” của nhà cầm quyền Việt Nam trong một thời gian dài trên nửa thế kỷ nhờ những chứng liệu được ghi trong hồi ký của một kẻ từng làm thứ văn nghệ gọi là “vì Đảng vì dân” trong suốt đời mình.

Hãy nhìn lại lịch sử văn học nghệ thuật ở miền Bắc Việt Nam mà xem.

Một lỗ hổng lớn!

Đúng vậy! Hậu thế sẽ thắc mắc: làm sao mà từ năm 1945 đến đầu thế kỷ 21, nhân tài đất Việt ở miền Bắc Việt Nam  một thứ Đàng Ngoài của lịch sử lặp lại  ít ỏi đến thế?

Tiếp tục đọc

Cậu Chó

Chu Thập

“Cậu Chó” là tên tôi đặt cho con chó “mất dậy” bên nhà ông hàng xóm của tôi. Thật ra, đây chẳng phải là một danh xưng do tôi chế ra. Tôi đã “đạo” được từ ít nhứt một quyển tiểu thuyết và một truyện ngắn.
Trước năm 1975, trên một tờ nhựt báo mà tôi không nhớ rõ tên, mỗi ngày tôi đều đọc được một trang của truyện dài có tựa đề “Cậu Chó” của nhà văn Trần Đức Lai. Không rõ có phải là một câu chuyện có thật không, nhưng trong những dòng mở đầu, tác giả viết rằng “cách đây không lâu những ai đã từng ở Huế đều biết tiếng hoặc đã từng nghe thiên hạ kể chuyện Cậu Chó của giòng dõi họ Hồ Nhứt Phẩm triều đình, thân làm Quan Quốc Trượng (Cha vợ Vua). Giòng họ thuộc vào hàng danh giá lênh tộc, một năm trong họ đứng đầu Triều Nguyễn…”

Lá thư từ bên kia Thế giới

Nguyên Phong

Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết:
“Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.”

Tiếp tục đọc

Lòng Mẹ

Truyện Ngắn Lễ Vu Lan

Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Hoàng thẫn thờ lấy cơm ra ăn một mình. Ăn cho xong bữa thôi chứ Hoàng không cảm thấy đói. Cái thai trong bụng cọ quậy khiến Hoàng lấy tay vỗ vỗ vào bụng mình. Hoàng nhỏ con đối với cái bầu quá lớn nên những tháng sau cùng nó làm Hoàng nặng nhọc kinh khủng, nhất là những ngày nhiệt độ lên tới hơn trăm độ, áp – pác – mân của Hoàng không có máy lạnh làm Hoàng muốn điên lên. Những lúc đó, giá có Lực ở bên cạnh…Lực mở quạt máy, Lực lấy khăn lạnh đắp vào mặt, vào cổ, vào tay Hoàng thì Hoàng lại cảm thấy dễ chịu ngay.

Tiếp tục đọc

Sửa lại dây đàn

(chuyện vui có thiệt)
Tác giả : vô danh

Ngày xưa con người ta mau già chứ ngày nay thì khác hẳn. Nhìn mấy ông mấy bà tóc tai đen nhánh hoặc đỏ đỏ nâu nâu; mắt kính to tổ chảng che mất cặp mắt xệ mí với 2 cái túi mỡ; quần jean áo thun hoặc váy đầm màu mè ôm cái bụng chỉ hơi lúp lúp; đố ai biết mấy khứa đó đã trên 60? Thế mới có bài thơ như thế này lưu truyền trên mạng:

60 CHƯA PHẢI ĐÃ GIÀ
60 LÀ TUỔI MỚI QUA DẬY THÌ.
65 HẾT TUỔI THIẾU NHI
70 LÀ TUỔI MỚI ĐI VÀO ĐỜI

75 LÀ TUỔI ĂN CHƠI.
80 LÀ TUỔI YÊU NGƯỜI YÊU HOA.
90 MỚI BẮT ĐẦU GIÀ
ĐÊM ĐÊM VẪN CỨ MẶN MÀ YÊU ĐƯƠNG.

Tiếp tục đọc