Tư tưởng của Tây phương và Đông phương

PHAN KHÔI – TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO 1928

Hiện trong thế giới có hai thứ văn minh, là văn minh Tây phương và văn minh Đông phương. Hai cái văn minh ấy khác nhau là do tại hai đàng tư tưởng khác nhau. Tây phương gồm cả các nước châu Âu châu Mỹ mà nước Pháp là một; Đông phương gồm cả các nước châu Á, mà nước ta là một. Tư tưởng của Tây phương phát nguyên từ Hy Lạp, La Mã, Hê-bơ-rơ, song bây giờ đã hỗn thành ra một nền tư tưởng Tây phương, nên ở đây gọi chung là tư tưởng Tây phương. Tư tưởng Đông phương có hai tua lớn, một là Ấn Độ, một là Tàu, mà ta thuộc về tua Tàu, nên ở đây chỉ lấy Tàu làm trọng.

Tiếp tục đọc

Nguồn gốc và quốc hiệu nước Việt Nam

ConRongChauTienKim Định

Theo truyền thuyết thì Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông nhân đi tuần thú qua miền Ngũ Lĩnh lấy công chúa Vụ Tiên mà sinh ra Lộc Tục. Đế Minh phong cho người con trưởng là Lộc Nghi làm vua ở phương Bắc, còn Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương lấy Long nữ con gái Động Đình Quân sanh ra Sùng Lãm về sau nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Đế Lai là con Đế Nghi sang ở phương Bắc, nhân nhớ tới họ hàng nên cùng Âu Cơ xuống Nam, về sau lấy Lạc Long Quân đẻ ra cái bọc một trăm trứng, nở ra một trăm con trai, rồi phong người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương truyền 18 đời trị vì được 2621 năm. Đến năm 258 bị nhà Thục dứt. Nhà Thục đặt tên nước là Âu Lạc (257-208). Đời Tần (214) chiếm lấy Âu Lạc và chia ra 3 quận. Đời Hán Triệu Đà (208-111) khôi phục lại và đặt quốc hiệu là Nam Việt.

Tiếp tục đọc

Phong tục ngày Tết

Nguyễn Sơn Hà

Vì tất cả mọi sự mọi vật, trên đời này hay trong vũ trụ này mà con người cảm nhận được đều phải có gốc mới có ngọn nghĩa là phải có lý do mới thành sự vật, mới có điều này chuyện nọ. Tương tự, ca dao tục ngữ với phong tục tập quán của Việt Nam cũng phát xuất từ cội nguồn văn hoá dân tộc, mà tổ tiên gọi là Đạo Trời mà cũng là Đạo Việt, với chữ Việt không chỉ là nghĩa của dân tộc Việt mà còn phải hiểu với nghĩa siêu Việt như Việt Thường.

Vì không có gì trong vũ trụ thoát ra khỏi cái Thường Hằng siêu việt mà người ta còn gọi là Vô Cực, Vô Thường, Hư Vô, Hư Linh, hay là Như Lai, là Diệu Hữu, là Chúa, là Thượng Đế,… hay là KHÔNG, là ĐẠO. Vì như tổ tiên đã nói: “Đạo là Đạo (mà mình) không thể xa lìa giây phút” (Đạo dã giả bất khả tu du ly dã). Vì Đạo là Không Thể diễn tả, vì là siêu việt vượt khỏi sức tưởng tượng của lý trí; nhưng lại chứa đựng cả vũ trụ và nếu phải định cái nghĩa thì chỉ có thể nói được là “một âm một dương” như câu: “nhất âm nhất dương chi vị Đạo”(H.T.), và đó là chân lý nền tảng của mọi biến dịch của thiên địa vũ trụ vạn vật, nên không có gì thoát khỏi Đạo.

Tiếp tục đọc

Đỗ Ngọc Giao

Trên con đường đi tìm hiểu nguồn gốc, có đôi chỗ sương mù dày đặc mà ta nên tránh kẻo không bao giờ tìm thấy lối ra. Chỗ thứ nhứt: “Bách Việt”.

Nói cho gọn như William Meacham [1], Bách Việt là tên mà người Hán dùng để gọi chung những nhóm người “không-phải-Hán” (unsinicized) sống rải rác ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam ngày nay vào đời Tần-Hán (225BC – 221AD) thí dụ Mân Việt, Nam Việt, Lạc Việt,… còn từ đời Đường-Tống trở đi, những sắc dân ở miền nam Trung Quốc không gọi là Việt mà là những cái tên khác thí dụ Li, Mien,…

Cộng đồng Bách Việt: hiện thực Lịch sử của truyền kỳ “Trăm trứng nở trăm con”

Phạm Trần Anh

Chúng ta đang sống trước thềm của thiên niên kỷ thứ ba nên mỗi khi nghĩ về huyền thoại Rồng Tiên thì thoạt đầu, ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng là truyện huyền hoặc, hoang đường. Dù có tự hào là con Rồng cháu Tiên nhưng với ý nghĩ đơn giản của đời thường, chúng ta vẫn hoài nghi vì trên đời làm gì có truyện người đẻ ra trứng, rồi trứng nở ra người? Với tất cả tấm lòng và thái độ trân trọng nghiêm chỉnh và với phương pháp nghiên cứu huyền thoại để tự đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử thời cổ đại thì những ẩn ý hàm tàng trong huyền thoại sẽ gợi mở sáng tỏ, minh nhiên lý giải những vấn nan khúc mắc tự ngàn xưa. Có một thực tế mà chúng ta phải hiểu rõ đó là tất cả các dân tộc thời cổ đại đều tin tưởng thần linh chở che trong mọi sinh hoạt cuộc sống. Thật vậy, khi con người vừa bước ra khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ của thuở hồng hoang để bước vào hình thái xã hội ban sơ, con người cảm thấy nhỏ nhoi trước sức mạnh kỳ bí của thiên nhiên nên yếu tố thần linh ngự trị trong mọi sinh hoạt của họ.

Hình ảnh tuyệt đẹp về trang phục lịch sử Việt Nam

Có thể một số màu sắc chưa chính xác so với thực tế như tự nhận bởi tác giả, nhưng chúng ta phải cảm ơn Nancy Duong đã dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành bộ hình ảnh tuyệt vời này.

(REDS.VN) Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.

Tìm hiểu sự thật về Khổng tử

  • Thứ sáu 09.11.2012: Tìm hiểu sự thật về Khổng tử –
    Diễn giả: Nam Định
  • 12:00 New York – 09:00 AM Cali – 18:00 giờ Paris – 24:00 giờ Việt Nam

Chương trình hội luận:

Ðể chúng ta có một cách suy nghĩ vững vàng với những yếu tố chánh xác do phát minh khoa học hiện đại cung cấp, nên chúng tôi xin trình bày phần Nhập Ðề trước, sau mới tới phần Hội Luận.

Xin quý vị ghi chương trình hội luận và lấy 4 tài liệu đã gửi để nói chuyện cho dể hiểu nhau.

Phần nhập đề
(mở rộng kiến thức):

  • Nguồn gốc vũ trụ, tuổi đời của mặt trời và tuổi đời của trái đất.
  • Thời điểm xuất hiện con người trên trái đất và thời điểm đi kiếm ăn ở vùng băng tuyết.
  • Thời điểm quần cư (định cư hay du cư)

Tiếp tục đọc

Ngày Tiên, Tháng Rồng “ Tổ Nước cũng là Tổ Người”

Đông Lan

Triết Gia Kim Định.
Từ minh tâm: “ Tổ Nước cũng là Tổ Người” hồn phiêu lãng như chắp cánh chim Hồng, chim Lạc bay thẳng về Tổ Ấm có tiếng ca huyền thoại ngàn năm của nước Việt Linh. Trong gió Mùa Xuân còn vương, ngày Tiên tháng Rồng con xin dâng lên Quốc Tổ đoá hoa An ,đoá Quốc Hoa mà Thầy của con đã gieo hạt, ươm trồng bằng tất cả tâm tư của một đời vượt lên, vượt qua cả chính mình. Cho con biết Yêu và Mến, suối nguồn minh triết quê hương.

HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG – MINH TRIẾT UYÊN NGUYÊN của DÂN TỘC

Huyền Thoại là tự truyện của một dân tộc được kể lại trong cái lung linh sử mệnh của dân tộc. Sử mệnh của một dân tộc là con đường tiền nhân mặc khải qua những thăng trầm, của phút nội tỉnh, những phút trổi vượt về miền tâm linh siêu việt, của những ước vọng hừng hực LỬA SINH SINH không mất đi trong hành trình sinh tử.
Tiếp tục đọc

Những học giả mở đường cho thuyết Việt nho

Kim Định

Có vài bạn rất hoan nghênh triết thuyết Việt Nho theo nghĩa an vi , nhưng muốn tôi từ bỏ Việt Nho theo nghĩa thứ hai là Nho của Lạc Việt , vì quá động trời , không những trái với sử sách mà còn có thể gây bất tiện hoặc làm trò cười cho người, vì sợ tôi nói ẩu theo lòng ái quốc quá khích chứ không có căn cứ khoa học . Mấy bạn đó muốn đã viết ra là phải viết sao cho quốc tế đọc, chứ không chỉ viết cho người mình. Ðó là những lo ngại do cảm tình với chúng tôi , vì thế mới có những giòng này để các bạn đó yên tâm .

Trước hết tôi thấy không có gì gọi được là di hại cho ai cả. Trước hết là riêng cho tôi vì đó chỉ là giả thuyết có chiếm nhiều lắm cũng mới chừng 10 % trong công trình chung của tôi, nếu sau này có ai bác được thì triết thuyết an vi vẫn còn đó, vì hai đàng có nền tảng độc lập .

Tiếp tục đọc

Khẳng định niềm tự hào dân tộc từ thông điệp văn hóa cổ

Dạ Miên

Các nghiên cứu của triết gia Lương Kim Định

Tọa đàm về triết gia Lương Kim Định nhân 15 năm ngày mất của ông:Ngày 14/7, buổi tọa đàm về triết gia Kim Định, nhà nghiên cứu cổ văn hóa Sử Việt Nam, một gương mặt văn hóa lớn của đất nước, đã diễn ra tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, nhân 15 năm ngày mất của ông.
Tiếp tục đọc