Tôi có hai bảo vật

Tôi chấp nhận được anh
Dù anh quá đành hanh (1)
Nhưng không chấp nhận Chệt
Kẻ khác máu, lòng tanh

Tôi làm tôi Quang Trung
Đánh voi cho Bà Trưng
Tôi làm quân bà Triệu
Lắc đầu với rợ Hung (2)

Tôi lau giầy Nguyễn Biểu
Bưng điếu Lý thường Kiệt
Đạp mặt Mạc đăng Dung
Chửi ba đời Chiêu Thống

Tiếp tục đọc

Mười bốn năm sau

Ký sự – Bút Xuân TRẦN ÐÌNH NGỌC

LTS – Truyện có thực này tiếp theo truyện ngắn “Trốn Chạy”, tác giả là Nhà Văn Trần Đình Ngọc. Nhân vật chính là cụ Lê văn Tường đã trốn thoát nanh vuốt Cộng Sản hai lần. Lần đầu vào năm 1957 từ tỉnh Thanh Hoá vào miền Nam Việt Nam sau khi người cha của cụ bị đem ra đấu tố, phẫn uất mổ bụng chết. Lần sau vào ngày 30-4-1975 từ Sàigòn đến đảo Guam và sang Hoa kỳ.

Người ta nói “Quả đất tròn” cũng không phải là vô lý. Trong phần kết luận truyện “Trốn Chạy”, một truyện vô cùng thương tâm và có thực, tôi viết rằng, do sự khuyến khích của Ban Quản trị trại, để có chỗ đón tiếp những đồng bào Việt Nam tị nạn Cộng sản mới đến, chúng tôi đã bay từ Subic Bay vào Guam, sau khi ở đó khoảng hơn một tháng từ đầu tháng 5-1975. Tôi với cụ Tường cùng đi một chuyến bay DC10 và lại ở cùng biêu-đinh tại Orote Point. Sau đó, tôi đi đảo Wake kiếm gia đình bị thất lạc, còn cụ đi Camp Pendleton – California và từ đó, tôi không còn gặp cụ nữa.

Tiếp tục đọc

Nhớ ơn Cha Mẹ

Thân, tâm con có hôm nay
Nhờ ơn Cha Mẹ những ngày xa xưa.
Lễ Vu Lan nhớ ơn Cha Mẹ
Bao công lao dưỡng dục sinh thành

Vì ai nên mới có mình ?
Trông nom, bú mớm hết tình với ta !
Thuở còn nhỏ cho ta đi học
Mong sau này ta được thành nhân

Làm vinh Quốc tổ, quốc dân
Làm vinh dòng giống con dân Lạc Hồng.
Khi khôn lớn gả chồng, dựng vợ
Lo cho ta như đũa có đôi

Tiếp tục đọc

Ai Thích Ăn Trứng Đỉa ?

Tin Net: Thương lái Tàu đang mua đỉa trâu giá thật cao ở Việt Nam.

Ai thích ăn trứng đỉa
Béo ngậy và thơm ngon
Xào nấu lên rất dòn
Bổ khoẻ và mắn con!

Trai ăn, dai như đỉa
Thật sâu tình dài nghĩa
Chồng ăn vợ hân hoan
Nặng cả tình cả nghĩa

Ai thích nhậu trứng đỉa
của những con đỉa trâu?
Thức ăn bày trên đĩa
Khám phá ra còn lâu!

Tiếp tục đọc

Nước Việt nay đang vào đường hủy diệt

Tiên sư cha chúng bay quen rừng rú !
Bán đất cha ông, không nghĩ tới cháu con
Ham đô la chúng bay chỉ chui lòn
Mặt chúng bay đã dày như da sấu

Dùng công an, một bày beo sói
Cướp đất nhà, trù dập, giết chóc người dân
Chúng bay học ít, dù có ngu đần
Cũng phải hiểu nước là dân, dân nước !

Giặc Hồ xưa, một triệu lần, tuyên bố trước
Y thương dân, không bán nước cho Tàu
Xây Tự do, Độc lập mãi bền lâu
Diệt Pháp, Mỹ, đánh tan bày xâm lược…

Tiếp tục đọc

Cô Gái Việt Nam

Yêu kính tặng toàn thể Đồng Bào Việt Nam.

Cô gái Việt Nam tuổi đã già!
Bốn nghìn năm ấy luỵ trăng hoa
Họ Sở: giặc Tàu, giặc Nhật, Pháp,
Giặc Hồ bị ết với tim la! (1)

Da dẻ cô nay rất tệ tồi
Cái mặt rỗ rĩ quá than ôi!
Tài nguyên gỗ quí cưa đem bán
Con gái gửi Đài, Mã: điếm thôi!

Đã quá trăm năm cô vẫn nghèo!
Gia cầm, lụt lội lại dịch heo
Lở móng, long mồm, tai xanh tím
Gia đạo không an – Rõ chán phèo!

Tiếp tục đọc

Món ăn đặc sản Việt Nam

Tôi mới thấy nhũ hoa lăn lộn lửa! (1)

Món ăn này đại gia thích từ lâu

Rắn mai gầm nên cắt họng cho sâu

Huyết phụt ra đem pha vào với rượu

Ba bốn thằng cùng chia đều hưởng đủ

Đinh ninh là nó rất bổ âm dương

Vài ba tuần, con gấu đã cương phương

Đè ngửa ra rút mật pha rượu uống

Con gấu lớn kêu trời la ông ổng

Mặc kệ mày, ai bảo có mật ngon

Đàn voọc kia thịt tái rất ngọt dòn

Còn óc khỉ, tí muối chanh, múc kỹ…

Tiếp tục đọc

Đạo Hiếu: đạo trọng nhất của con người

Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Sau ngày 30-4-1975, đàn chim Việt không còn cái may mắn “Việt điểu sào nam chi” được nữa nên đã tung cánh đến bốn phương trời. Ở những nơi là quê hương thứ hai đó, đàn chim Việt đã học hỏi được nhiều điều hay, lạ cũng như nhiều điều không hay. Ở đây, chỉ xin nói về những cái hay. Cái dở – của mình và của người – xin sẽ nói sau.

Một trong những cái hay ở Hoa Kỳ hay ở Pháp là những xứ này đặt ra “Ngày Từ Phụ” và “Ngày Hiền Mẫu” (Father’s Day, Mother’s Day hay Fête des Pères, Fête des Mères).

Chẳng phải do sáng kiến của người Hoa Kỳ, người Pháp hay người các nước khác mà người Việt chúng ta mới nhớ đến cha mẹ chúng ta. Tộc Việt vốn là giống dân hữu thần, trọng lễ nghĩa, truyền thống của dân tộc. Khi tam giáo (Phật, Khổng, Lão) chưa du nhập Việt Nam thì người Việt đã biết kính thờ tổ tiên, trọng kính cha mẹ, thương yêu anh, chị, em và hầu như mọi gia đình đều lập bài vị ông bà, cha mẹ để thờ cúng. Những ngày giỗ kị thì thắp nhang, dâng hoa quả, cơm nước đặt trên bàn thờ để mong ông bà, cha mẹ (những người đã khuất) về hưởng. Nhà nghèo nhất cũng có bát cơm trắng với quả trứng luộc dâng lên với tất cả lòng thành. Tuy người đã khuất không hưởng được nhưng lễ nghi ấy lại cần thiết để giáo hóa con trẻ để sau này chúng cũng nhớ đến ông bà, cha mẹ như vậy.

Tiếp tục đọc

Lòng Mẹ

Truyện Ngắn Lễ Vu Lan

Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Hoàng thẫn thờ lấy cơm ra ăn một mình. Ăn cho xong bữa thôi chứ Hoàng không cảm thấy đói. Cái thai trong bụng cọ quậy khiến Hoàng lấy tay vỗ vỗ vào bụng mình. Hoàng nhỏ con đối với cái bầu quá lớn nên những tháng sau cùng nó làm Hoàng nặng nhọc kinh khủng, nhất là những ngày nhiệt độ lên tới hơn trăm độ, áp – pác – mân của Hoàng không có máy lạnh làm Hoàng muốn điên lên. Những lúc đó, giá có Lực ở bên cạnh…Lực mở quạt máy, Lực lấy khăn lạnh đắp vào mặt, vào cổ, vào tay Hoàng thì Hoàng lại cảm thấy dễ chịu ngay.

Tiếp tục đọc