Tinh Thần Quang Trung

QuangTrungTôi vốn là một nhà hóa học, chuyên về môi trường, vốn liếng lịch sử chỉ ở trình độ trung học thời Việt Nam Cộng Hòa. Do đó, nói về Quang Trung, tôi chỉ muốn nói lên tinh thần Quang Trung qua cái nhìn của một học sinh trung học, để từ đó thử tìm một đối chiếu với tình trạng tuổi trẻ VN ở hải ngoại cũng như ở trong nước.

Từ xa xưa, tiền nhân của chúng ta phải bao phen chống giặc phương bắc. Sau bao lần thành công trong việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, quan vua VN đều ra sức cầu hòa và tuân phục triều cống Bắc phương. Thái độ đó được nhiều sử gia cho là khôn ngoan và cung cách ứng xử của tiền nhân được xem như là kim chỉ nam trong thuật giữ nước khi nước còn yếu so với Bắc phương.

Tiếp tục đọc

Bà Thủ khoa Nghiã

Lãng Nhân

Khoảng 1820, ông Nguyễn Văn Lý làm hộ trưởng ở tỉnh Biên Hòa, nhà cửa thênh thang làm ăn sung túc. Một hôm, một thanh niên đến xin ở trọ để tiện theo học trường thày đồ Hoành gần đó. Thấy vẻ người tuấn tú, ăn nói lễ độ, ông niềm nở mời ngồi. Hỏi lai lịch thì biết là Bùi Hữu Nghĩa, quê làng Long Tuyền, tổng Bình Thủy, Cần Thơ, cha làm thuyền chài đã gắng cho theo đòi bút nghiên, ngặt vì quá nghèo nên định bỏ học thì may có ông người làng họ Ngô mến tính hiếu học giúp tiền lương cho lên Biên Hòa thụ giáo thày Hoành là nhà mô phạm nức tiếng. Ông hộ trưởng vui vẻ dành ngay một phòng cho người thư sinh dễ. thương, ngầm có ý chấm làm khách đông sàng vì ái nữ là cô Tốn tóc đã chấm ngang vai.

Tiếp tục đọc

Tưởng nhớ ông Thủ khoa Bùi Hữu Nghiã (1807-1872)

Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
(Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Danh Nhân 1 của Gs Nguyễn-Phú Thứ)

Sau khi thăm Trường Trung-Học Phan-Thanh-Giản trong thành phố Cần-Thơ xong, chúng ta rời nơi đây để đi về hướng thành phố Long-Xuyên, bắt buc đi trên đường Nguyễn-Trãi, qua cầu Cái-Khế, rồi nối tiếp đường Cách Mạng Tháng Tám hướng về đường liên tỉnh 91 để đi : Bình-Thủy, Trà Nóc, Ômôn, Thốt Nốt, An-Giang, Kiên Giang … khoảng 5 cây số, về phía bên mặt (tay phải), chúng ta để ý sẽ thấy cổng tam quan ghi bằng chữ lớn màu đỏ: M Thủ Khoa Nghĩa 1974 (tọa lạc tại số 442 đường Cách Mạng Tháng Tám, cách cầu Bình-Thủy không bao xa). Được biết cổng này được xây dựng vào năm 1974 bằng ci-măng (le ciment) cốt thép, phần trên được đặt tượng lưỡng long tráng men màu xanh, nâu đỏ.

Tiếp tục đọc

Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh

Khoảng 1850, ông Nguyễn Đình Chiểu làm thày lang ở Tân Thuận đông, tỉnh Gia Định, kết duyên với bà Lê Thị Điều, người Cần Giuộc, Chợ Lớn. Được ba trai, ba gái, trong số này có bà Nguyễn Thị Khuê là con thứ tư, sinh ngày 24 tháng 12 năm quý hợi (1863). Vóc người mảnh mai, tư dung thanh nhã, lại nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của thân phụ, nên sớm trở nên một trang tài sắc lẫy lừng. Song gặp lúc thời thế đảo điên, lòng người dáo dở, kén cá chọn canh mãi không tìm được nơi xứng ý, nên đến năm cha tạ thế, thiếu nữ đã 25 tuổi mà vãn giữ phòng không. Gia đình hồi ở Ba tri, trong vùng có ngự sử Lê Đình Trọng về hưu trí, mở trường dạy học. Vài ba thư sinh gấm ghé cô nữ sinh, nhất là Giảng và Xuyên. Một hôm ông đồ vắng nhà, hai anh đến chơi bàn luận văn chương.

Cô Năm Khuê ra câu:

Đằng tiểu quốc, sự Tề hồ, sự Sở hồ?

(Nước Đằng nhỏ, ở giữa Tề Sở, biết thờ nước nào?)

Tiếp tục đọc

Cô Tám “Hàng Than”

Vào khoảng cuối thế kỷ trước (những năm sau 1890) ở vùng Nghệ Tĩnh, những ngày phiên chợ Tràng trên bờ sông Lam, có một thiếu phụ cùng một bé trai năm sáu tuồi, ngồi bán than. Mấy túi than này do cô chở đến trên con thuyền nhỏ tự tay chèo lái, không rõ xuất phát từ ngàn Hống hay ngàn Trươi là hai cánh rừng sâu rất hiểm trở trên dặng núi Hông.

Vốn người điềm đạm, nét mặt lại thường thoáng vẻ buồn, chỉ những lúc chợ vãn khách cô thủ thỉ đôi câu mưa nắng với mấy bạn hàng gần bên, người ta mới biết tên cô là Tám và quen gọi là cô Tám hàng than, thế thôi, chứ không biết gì hơn về cô. Cho nên cô là đề tài cho họ kháo nhau trong lúc “ngồi lê đôi mách”:

Tiếp tục đọc

Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận 30.4.1975

Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!

BĐQ Đỗ Như Quyên

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.

Tiếp tục đọc

“Hoàng Hậu hai triều” Dương Vân Nga

Vương Sinh

Vinh danh một vị Phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử, nhưng vì ảnh hưởng đạo Nho còn quá nặng nề trong nền đạo đức dân tộc, nên ít người dám đề cập tới: đó là trường hợp “Hoàng Hậu hai triều” Dương Vân Nga.

Thái Hậu Dương Vân Nga là vợ vua Đinh Tiên Hoàng. Sau khi vua Đinh mất (năm 979, bị Đỗ Thích ám hại), tự quân còn nhỏ lại được tin nhà Tống muốn thừa cơ sang chiếm nước ta, Bà đã đồng ý với tướng Phạm Cự Lượng và binh sĩ tôn Lê Hoàn lên ngôi thay Đinh Tuệ để chống lại sự xâm lăng của nhà Tống. Bà đã tự tay lấy áo hoàng bào khoác lên vai Lê Hoàn, và trở thành Hoàng Hậu của triều Tiền Lê.
Dương Vân Nga tên thật là Dương Thị Cảnh (?) (theo Hoàng Công Khanh), cũng có sách chép là Dương Thị Lập (theo Từ Điển NVLSVN), không rõ năm sinh năm mất. Theo Hoàng Công Khanh (Sách Hoàng Hậu Hai Triều Dương Vân Nga), bà mất năm 1000, (trước vua Lê Đại Hành 5 năm; Lê Đại Hành mất năm 1005) thọ 58 tuổi.

Tiếp tục đọc

Những tâm sự lịch sử của Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận

Mạc Vân

Tôi có cơ duyên làm quen với cố Hồng y Thuận vào năm 67 khi ngài là một vị Giám mục trẻ mới đổi về điạ phận Nha Trang.Hồi đó tôi là sĩ quan cao cấp Không quân và là đại diện Công giáo của sư đoàn II ở phi trường Nha Trang.

Ngài rất trẻ rất đẹp trai, ăn nói diụ dàng thái độ hiền hậu rất trí thức dễ thu hút người đối thoại.
Tôi thường lên xuống tòa Giám mục gặp ngài không phải là để bàn các vấn đề giáo lý hay xưng tội mà lại để thăm viếng như người thân tình. Mỗi lần xuống là ngài mời vào trong văn phòng toà Giám mục nói chuyện thân mật thoải mái.

Tôi nhận xét ngài thích bàn về chính trị và rất thông suốt các vấn đề quốc tế. Cũng dễ hiểu thôi vì ngài hay đi Rôma và ngài cũng là đại diện Caritas, một tổ chức từ thiện của giáo hội La Mã ở Việt Nam.
Ngài là cháu kêu bằng cậu ruột của cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Biết Ngài biết nhiều bí ẩn về cuộc đảo chánh 1963 nên có hôm tôi tò mò mạnh dạn hỏi Ngài về biến cố này.

Tiếp tục đọc

Tiểu sử Linh mục Trương Bửu Diệp

Thưa quý bạn, Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhiều chuyện nổi tiếng, như về lúa gạo, về muối, về nhãn, về… Công tử Bạc Liêu (1900-1973) trong thời Pháp thuộc, về vụ án Đồng Nọc Nạn của những năm 1928-1930, và về ngôi nhà thờ họ Tắc Sậy với sự linh ứng của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, mà gần đây cả trong nước lẫn ngoài nước ai cũng biết.

Tôi không phải là người Công giáo, hơn nữa lại là một giáo viên (ngày trước gọi là giáo sư trung học) có đầu óc khoa học và ưa chuộng thực tế hơn là những sự tin tưởng mang tính siêu hình. Tôi đã từng dạy học tại Bạc Liêu suốt 6 năm trời (1965-1971) và học trò của tôi tại các huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Phước Long, Giá Rai v.v… đông lắm, chúng tôi thường xuống dưới đó chơi. Tôi rất quen thuộc với cái huyện (ngày trước gọi là quận) Giá Rai có ngôi nhà thờ nhỏ tí Tắc Sậy lợp tôn, nằm bên cạnh lộ sau khi đi qua ngôi chợ cũng nhỏ như vậy của thị trấn Hộ Phòng – thị trấn của huyện Giá Rai – khoảng một cây số.

Tiếp tục đọc

Bí ẩn về cuộc đời của Trần Quốc Toản

Trần Quốc Toản, vị anh hùng trẻ tuổi mà chúng ta được học trong các bài học lịch sử khi còn nhỏ, là một tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 700 năm qua. Tuy nhiên có nhiều điều về vị anh hùng trẻ tuổi này mà chúng ta chưa biết, nhất là về cái chết của ông. Có phải ông đã mất năm 1285 trong cuộc kháng chiến chông quân Mông – Nguyên lần thứ hai như sử sách đã ghi? Vì sao ông lập được nhiều chiến công nhưng không được phong tước vương mà chỉ được phong tước hầu?

Bài học lịch sử thuở nào:

Chúng ta đã từng được học về Trần Quốc Toản trong các bài học lịch sử ở bậc Tiểu học như sau: Năm 1282 vua Trần Nhân Tông tổ chức hội nghị Bình Than họp mặt các vương hầu để bàn cách chống giặc Mông – Nguyên. Được tin, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản cùng với Hoài Nhân vương Kiện cưỡi ngựa đến Bình Than tham dự. Nhưng đội quân thánh dực của vua Trần Nhân Tông ngăn lại không cho vào vì Quốc Toản còn nhỏ, chưa đủ tuổi bàn việc nước. Quốc Toản tức lắm, tay cầm trái cam bóp nát đi lúc nào không biết.

Tiếp tục đọc