Bà Thủ khoa Nghiã

Lãng Nhân

Khoảng 1820, ông Nguyễn Văn Lý làm hộ trưởng ở tỉnh Biên Hòa, nhà cửa thênh thang làm ăn sung túc. Một hôm, một thanh niên đến xin ở trọ để tiện theo học trường thày đồ Hoành gần đó. Thấy vẻ người tuấn tú, ăn nói lễ độ, ông niềm nở mời ngồi. Hỏi lai lịch thì biết là Bùi Hữu Nghĩa, quê làng Long Tuyền, tổng Bình Thủy, Cần Thơ, cha làm thuyền chài đã gắng cho theo đòi bút nghiên, ngặt vì quá nghèo nên định bỏ học thì may có ông người làng họ Ngô mến tính hiếu học giúp tiền lương cho lên Biên Hòa thụ giáo thày Hoành là nhà mô phạm nức tiếng. Ông hộ trưởng vui vẻ dành ngay một phòng cho người thư sinh dễ. thương, ngầm có ý chấm làm khách đông sàng vì ái nữ là cô Tốn tóc đã chấm ngang vai.

Tiếp tục đọc

Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh

Khoảng 1850, ông Nguyễn Đình Chiểu làm thày lang ở Tân Thuận đông, tỉnh Gia Định, kết duyên với bà Lê Thị Điều, người Cần Giuộc, Chợ Lớn. Được ba trai, ba gái, trong số này có bà Nguyễn Thị Khuê là con thứ tư, sinh ngày 24 tháng 12 năm quý hợi (1863). Vóc người mảnh mai, tư dung thanh nhã, lại nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của thân phụ, nên sớm trở nên một trang tài sắc lẫy lừng. Song gặp lúc thời thế đảo điên, lòng người dáo dở, kén cá chọn canh mãi không tìm được nơi xứng ý, nên đến năm cha tạ thế, thiếu nữ đã 25 tuổi mà vãn giữ phòng không. Gia đình hồi ở Ba tri, trong vùng có ngự sử Lê Đình Trọng về hưu trí, mở trường dạy học. Vài ba thư sinh gấm ghé cô nữ sinh, nhất là Giảng và Xuyên. Một hôm ông đồ vắng nhà, hai anh đến chơi bàn luận văn chương.

Cô Năm Khuê ra câu:

Đằng tiểu quốc, sự Tề hồ, sự Sở hồ?

(Nước Đằng nhỏ, ở giữa Tề Sở, biết thờ nước nào?)

Tiếp tục đọc