Hãy vì dân vì nước, một chút thôi, làm ơn!

Hà Văn Thịnh

Tháng 11 là tháng của rất nhiều biến động: Hậu quả lùng nhùng của thất vọng, buồn phiền từ Hội nghị 6, nối tiếp qua cái sự lòi đuôi dốt nát, ỡm ờ của vô số cái sai; chuyện bầu cử của Mỹ; Đại hội 18 của TQ; năm hết tết đến, giá cả đang thi nhau chơi trò đuổi bắt quyết liệt đến mức làm thủng to, thủng đến trống không cái túi của hàng triệu người nghèo; quan chức thì nói đâu sai đấy, đề ra cái gì lòi dốt ra cái đó; ngày nhà giáo mà tôn vinh “ưu tú”, “nhân dân” cho tinh quan là quan (LĐ, 17.11.2012) trong khi nền giáo dục nát như tương, hàng triệu giáo viên chẳng hiểu tôn vinh “quan giáo dục” để làm gì – chẳng lẽ các quan được tặng thưởng danh hiệu “nhà giáo ưu tú” vì đã làm rách nát nền giáo dục nước nhà sao? Chẳng lẽ các vị không nghĩ đến 2 giáo viên đang phải chịu bao khó khăn, vật lộn, gian nan với sóng dữ của biển trời, cái độc ác và hung hiểm của lũ bành trướng, để dạy chữ cho trẻ em Trường Sa sao?…

Tiếp tục đọc

Người Thi Sĩ Cô Đơn

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao…

(Hoa Địa Ngục “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)

***

Bài đọc suy gẫm: Người Thi Sĩ Cô Đơn, bài viết về người Thi Sĩ Đấu Tranh Nguyễn Chí Thiện cuả tác giả Nguyễn Văn Sâm.  Hình ảnh minh họa:  Tang lễ nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong tháng 10, 2012 tại quận Cam (FB – Trường Hoàng Sa).

Tiếp tục đọc

Những tâm sự lịch sử của Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận

Mạc Vân

Tôi có cơ duyên làm quen với cố Hồng y Thuận vào năm 67 khi ngài là một vị Giám mục trẻ mới đổi về điạ phận Nha Trang.Hồi đó tôi là sĩ quan cao cấp Không quân và là đại diện Công giáo của sư đoàn II ở phi trường Nha Trang.

Ngài rất trẻ rất đẹp trai, ăn nói diụ dàng thái độ hiền hậu rất trí thức dễ thu hút người đối thoại.
Tôi thường lên xuống tòa Giám mục gặp ngài không phải là để bàn các vấn đề giáo lý hay xưng tội mà lại để thăm viếng như người thân tình. Mỗi lần xuống là ngài mời vào trong văn phòng toà Giám mục nói chuyện thân mật thoải mái.

Tôi nhận xét ngài thích bàn về chính trị và rất thông suốt các vấn đề quốc tế. Cũng dễ hiểu thôi vì ngài hay đi Rôma và ngài cũng là đại diện Caritas, một tổ chức từ thiện của giáo hội La Mã ở Việt Nam.
Ngài là cháu kêu bằng cậu ruột của cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Biết Ngài biết nhiều bí ẩn về cuộc đảo chánh 1963 nên có hôm tôi tò mò mạnh dạn hỏi Ngài về biến cố này.

Tiếp tục đọc

“Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng”

Vũ Đông Hà (Danlambao) – Đã bao năm trôi qua, dưới tấm bảng chỉ đường XHCN và lầm lũi bước đi theo sợi dây thừng lôi đầu kéo cổ của 14 “đỉnh cao trí tuệ” vẫn văng vẳng một tiếng kêu xé lòng:
Đất nước không còn chiến tranh, 
Sao đau thắt trong lòng…
Bạn có biết ai viết 2 câu thơ này không?

Quét lá vàng rơi

* Cứ mỗi độ Thu về lại quét gom lá vàng ngoài sân, thì tôi lại nhớ Trí, nhờ Trí kể mà tôi mới nẩy ý ra viết bài này. Mời quý thân hữu cùng đọc. Chúc Trí cùng quý thân hữu an vui.

Tôi nhận được e-mail của một người bạn từ Boston như thế này, xin tóm tắt lại để cho các bạn hiểu:
« Chị ơi, vì hoàn cảnh gia đình đang có chuyện buồn nên em ít thư thăm chị, nhưng nay em cố gắng ổn định lại đời sống và biên vài hàng thăm chị và gia đình. Chị ơi, nhà nước ở Việt Nam đang cưỡng chế gia đình em vì trước kia bác em là trung tá VNCH, sau bác ra đi theo diện HO, có để giấy ủy quyền căn nhà lại cho ba má em, nhưng chính quyền phường không đồng ý. Ba má em nhờ luật sư kiện ra tòa nhưng họ đưa 30 công an đến làm dữ rồi khiêng vứt đồ đạc, tống khứ má em và các em của em ra lề đường.

Tiếp tục đọc

Chí Thiện đối mặt với Cực Ác

Bùi Tín

Suốt 5 ngày qua, sống trong tâm tưởng với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, sau khi được biết anh vừa vào bệnh viện sau một cơn đau ngực dữ dội. Hôm nay 2/10/2012 tôi được hung tin anh đã từ giã chúng ta, thọ 73 tuổi.
Chúng tôi gặp nhau ở Paris năm 2000 khi anh là khách mời của một tổ chức văn hóa Pháp. Sau đó chúng tôi đến thành phố Strasbourg ở sát biên giới Đức, nơi anh nghỉ ngơi để sáng tác, làm thơ và viết tập truyện Hỏa Lò.
Mới tháng 6 vừa qua gặp anh ở trong khu vực nội trú của Trường đại học Long Beach, phía Nam bang California, tối thấy anh còn khá khỏe, và anh lạc quan nhắc đến các cô gái kiên trung dấn thân ở trong nước – những Hoàng Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh…, anh đọc cả từng đoạn văn súc tích của Võ Thị Hảo, rồi anh bình luận việc từ bỏ hàng ngũ đảng CS của anh bạn trẻ Nguyễn Chí Đức.
Tiếp tục đọc

Bài văn tả mẹ

Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 – điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi.
Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo :” Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ ”.

Tiếp tục đọc

Mời cu Lờ làm thủ tướng

Nguyễn Quang Lập

NQL: Bài này mình viết từ năm 2009, khi mà Philipp Roesler mới lên chức bộ trưởng. Nhân Philipp Roesler sắp sang thăm Việt Nam, đọc bài Rủ Philipp Rösler đi biểu tình của Phạm Thị Hoài, bèn đăng lại chơi vui
Tối qua đi uống rượu về, mò vô nhà bác Ba Sàm thấy tin ông Philipp Roesler là người gốc Việt đầu tiên trong nội các Đức, sướng rêm, máu tự hào dân tộc nổi lên, dù đã say vẫn nốc hết ly rượu to, hút hết nửa bao thuốc mới chịu lên giường. Lên giường rồi vẫn không ngủ được, cứ nghĩ vẫn vơ, giá mình là bố Philipp Roesler, nghe tin này thì sẽ thế nào nhỉ? Mới nghĩ đến thế đã nước mắt dàn dụa.
Tiếp tục đọc

Thư số 11 gởi người Lính Quân đội Nhân dân Việt Nam

Phạm Bá Hoa

Tôi tên Phạm Bá Hoa, chào đời năm 1930 tại đồng bằng sông Cửu Long. Tôi phục vụ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 21 năm trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, sau đó tôi bị tù không án 12 năm 3 tháng trong các “trại tập trung” mà lãnh đạo của Các Anh gọi là “trại cải tạo”. Hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ. Tôi vẫn hãnh diện về màu cờ sắc áo mà tôi đã phục vụ. Cho đến nay, tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam khi mà quê hương tôi chưa có dân chủ, tự do, và nhân quyền thật sự.

Xin được gọi “Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam” là Các Anh để tiện trình bày. Chữ “người lính” mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng, gọi chung là “cấp lãnh đạo”. Là người lính trong quân đội “Nhân Dân”, chắc rằng Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Các Anh trong quân đội nhân dân mà. Với lại, Tổ Quốc & Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng chính trị nào cũng chỉ là một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Tiếp tục đọc

Phannat Nikhom – Sưởi ấm những Linh hồn

Sau lần đi tiền trạm của chúng tôi và cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh về Phannat Nikhom, với ước vọng thăm lại miền đất cũ, nơi mà đồng bào đã tạm dung trên hành trình tìm Tự Do, và cũng là nơi mà cô đã trải qua 4 năm tị nạn CS trong cuộc đời của mình thật sự đã để lại trong tôi nhiều suy tư ..Chuyến bộ hành tìm về ký ức, nhìn lại mảnh đất lắm ơn mà cũng đầy oán , mảnh đất đã từng dung dưỡng, giúp hàng ngàn người tìm được bến bờ Tự Do nhưng chính nó cũng lại là nơi chôn thây của hàng ngàn người, trên bờ cũng như dưới biển.
Đáng thương cho số phận đất nước, số phận người dân Việt Nam đó là ách nội xâm gây ra bởi quân cướp và bọn Việt Cộng. Bè lũ khát máu đã xua đẩy con dân miền Nam xa rời đất mẹ thân thương, lùa đàn con của đất mẹ ra biển cả làm mồi cho cá rồi vùi thây vào lòng đại dương bao la, hay phải bỏ thây nơi đất lạ quê người trong đớn đau tuyệt vọng.
Tiếp tục đọc