Vào năm 1965, cuộc diện chiến tranh Việt Nam thay đổi đột ngột. Lính ngoại quốc bắt đầu đổ bộ lên Việt Nam, không lực Hoa kỳ khởi sự trút bom xuống miền Bắc. Giữa lúc đó tại các đô thị miền Nam, một phong trào văn nghệ xuất hiện, lôi cuốn các giới trí thức, già trẻ một cách mãnh liệt. Đâu đâu cũng nghe người ta hát TÂM CA; hết đoàn thể này đến đoàn thể khác liên tục tổ chức những chương trình Tâm Ca.
Mọi người say mê thở không khí Tâm Ca, dù là người Phật giáo, người Công giáo, dù là người chống hay không chống chế độ Bắc Việt. Rồi qua những cuộc tranh đấu, Tâm Ca trở thành một phong trào bao trùm nhiều giới quần chúng. Chúng tôi gọi đó là phong trào TÂM CA PHẢN CHIẾN, chữ phản chiến hiểu theo nghĩa không muốn chiến tranh, cho dù là loại chiến tranh nào. Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, dựa vào thái độ của người nghe, người hát cũng như dựa vào âm nhạc và lời ca, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của phong trào văn nghệ này như thế nào. Tiếp tục đọc