Truyện rất ngắn

https://i0.wp.com/truyenratngan.com/images/logo.pngLá thư cuối cùng viết bằng máu

Nó là thằng cháu gọi chị Hiệp bằng cô ruột. Sau biến cố 75 cộng sản xâm chiếm miền Nam, ba nó, anh ruột của chị, là lính ngụy, bị bắt đi tù cãi tạo, sau khi ra khỏi tù anh bị suy sụp tinh thần tột độ, suốt ngày nhậu say sưa để quên đời, nuôi gia đình bằng những bát cơm thừa từ mót lúa ruộng của người.

Lần cuối cùng chị Hiệp nhận được lá thư của cháu, thư dính đầy máu, như sau: “Cô Hiệp ôi, đời con khổ tận cùng rồi, con vợ của con đã bỏ chồng, bỏ con lên thành phố làm đĩ, có một đêm con rình chờ nó về quê thăm nhà, khi nó đi ngang qua nghĩa địa, con đã nhào ra lấy dao đâm vào ngực và rạch nát mặt nó.

Tiếp tục đọc

Tiểu thuyết “Gối lụa” (tiếp theo)

Chương 4

Người đi tìm quá khứ

Mới đó mà đã 33 năm mình xa nhà rồi sao ? Thời gian qua nhanh như vó câu cửa sổ. Mới đó mà mình đã xa nhau 33 năm rồi Quá Khứ nhỉ ( 1978 – 2011 ). Chợt Tình thấy giọt nước mắt rớt xuống bàn phím, mới hay mình đang khóc. Vị mằn mặn của nước mắt giống như vị mằn mặn của mồ hôi của mẹ, của cha, của biển Đông trên đường tìm tự do, khiến Tình nhớ lại thời loạn lạc nhất của quê hương.

Ngày đó, Tình nằm võng bên cạnh cái võng của mẹ, hai mẹ con nhìn nhau, không ai nói lời nào, hình như bà đọc được tư tưởng con gái, ánh mắt bà như van nài:
– Ở nhà với mẹ đi con, đừng đi, vượt Biển Đông nguy hiểm lắm, nhỡ gặp hải tặc nữa thì…
Tình thì nén tiếng khóc, mặc dù muốn xà tới ôm mẹ vào lòng, khóc, và sẽ nói:
Tiếp tục đọc

Quét lá vàng rơi

* Cứ mỗi độ Thu về lại quét gom lá vàng ngoài sân, thì tôi lại nhớ Trí, nhờ Trí kể mà tôi mới nẩy ý ra viết bài này. Mời quý thân hữu cùng đọc. Chúc Trí cùng quý thân hữu an vui.

Tôi nhận được e-mail của một người bạn từ Boston như thế này, xin tóm tắt lại để cho các bạn hiểu:
« Chị ơi, vì hoàn cảnh gia đình đang có chuyện buồn nên em ít thư thăm chị, nhưng nay em cố gắng ổn định lại đời sống và biên vài hàng thăm chị và gia đình. Chị ơi, nhà nước ở Việt Nam đang cưỡng chế gia đình em vì trước kia bác em là trung tá VNCH, sau bác ra đi theo diện HO, có để giấy ủy quyền căn nhà lại cho ba má em, nhưng chính quyền phường không đồng ý. Ba má em nhờ luật sư kiện ra tòa nhưng họ đưa 30 công an đến làm dữ rồi khiêng vứt đồ đạc, tống khứ má em và các em của em ra lề đường.

Tiếp tục đọc

Thấy giếng sâu tôi nối sợi dây dài

Nhật ký ngày 11 Sept 07 – Viết cho Thy -Thy Paris

Thy ạ,
Ta phải ghi vội ý tưởng đang dài như sợi dây nối ghép từng đoạn một thả xuống cái giếng sâu thăm thẳm nên ta phải chép thật nhanh, sợ nếu bị “đá ra khỏi mạng” thì ý tưởng bay mất hết. Mấy hôm vừa qua ta cứ như người roboter trong thành phố cái đầu căng cứng ngắc. Tại sao ta cứ hành hạ thân ta ? Sau chuyến Mỹ Du về ta nhận thấy bên đó bạn bè đứa giàu người nghèo, có chị lớn tuổi gần 70 đi xin việc không ai mướn, và bạn bè ta ở VN cũng nghèo, có người ao ước cho con mình sang Tây du học, nhưng chỉ là một ao ước thôi Thy, cha mẹ nào không mong con cái mình thành tài, nhưng hoàn cảnh đâu có cho phép, bởi vì nghèo !
Tiếp tục đọc

Từ nỗi Sợ hãi, Hèn nhát và Nhẹ dạ

Von Angst, Feigheit und Leichtsinn

Der junge Napoleon zitterte während der heftigen Bombardierung von Toulon wie Espenlaub. Ein Soldat, der das sah, meinte zu seinen Kameraden: ” Seht ihn euch an, der stirbt vor Angst!”

” Ja”, sagte Napoleon. ” Aber ich kämpfe noch. Wenn du ebenso Angst hättest wie ich, wärst du schon längst geflohen.”

Der Meister sagt:
” Angst ist kein Zeichen von Feigheit. Sie ermöglicht uns, Situation in unserem Leben tapfer und würdig zu meistern. Tapfer ist, wer Angst hat und dennoch voranschreitet, ohne sich einschüchtern zu lassen. Leichtsinnig dagegen ist, wer sich in gefährliche Situation begibt, ohne die Gefahr zu erkennen.”

Từ nỗi Sợ hãi, Hèn nhát và Nhẹ dạ

Tiếp tục đọc

Coi chừng mình mất nước như chơi

Đâu phải cứ ngồi đấy than van là ta sẽ thay đổi được thời cuộc? Cũng như đâu phải biểu tình chửi bới, chụp mũ là gióng lên tiếng nói đấu tranh chung, mà việc xây dựng một tập thể tỵ nạn hải ngoại trong tình yêu thương kết đoàn cũng là làm được rất nhiều cho đồng bào trong hoàn cảnh lưu vong mình đang sống.
Mất miền Nam vào tay cs Bắc Việt suy ra mới có 33 năm đâu đã là quá dài so với chiều dài Lịch sử của nhân loại. Nghĩ lại coi nào, nước Đức mới thoát khỏi độc tài Đức Quốc Xã Hitler chỉ có 63 năm thôi ( 1945 – 2008 ) và Thống nhất nước Đức nay mới có 19 năm ( 1989 – 2008 ). Những ngày trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, có nhiều người từ DDR vượt thoát bức tường trốn sang Tây Đức tỵ nạn, họ được nhân dân Tây Đức giang tay chào đón, người DDR tỵ nạn khởi xướng phong trào đòi Tự do Dân chủ, tin tức được truyền từ Radio, truyền hình phát về xứ cs, kết quả làn sóng đòi Tự do Dân chủ của nhân dân nổi dậy, đoàn người biểu tình vào Ngày Thứ Hai càng ngày càng gia tăng, đưa đến khối cộng sản Đông Âu sụp đổ. Đông Tây Đức thống nhất trong hòa bình tự do no ấm.

Tiếp tục đọc

Chiến sỹ Lý Tống tại Frankfurt 23.09.2007 – “Sức mạnh quần chúng – People´s Power – Die Macht des Volkes“

Từ Saarland chúng tôi lái xe về Frankfurt dự buổi đón tiếp cựu sỹ quan Không quân VNCH – Lý Tống người trở về từ ngục tù Thái lan. BTC với hai khuôn mặt quen thuộc của thành phố Frankfurt là anh Châu Pha và chị Ngọc Thủy giới thiệu chương trình. Tôi quan sát trong hội trường quan khách ngồi không còn ghế trống, phổng chừng trên 200 người, bên Đức đã chia ra tổ chức đón mừng anh Lý Tống cả thảy ba địa điểm khác nhau như Stuttgart, Münchengladbach và Frankfurt là trạm cuối.

Phần I:
Như truyền thống, sau nghi lễ chào Quốc kỳ Quốc ca, BTC giới thiệu quý đại biểu cũng như các chi nhánh truyền thông báo chí trên nước Đức về tham dự. Cảm động nhất là có một em bé gái mười tuổi lên đọc tặng anh hùng Lý Tống bài thơ „ Dạy con biết nói tiếng quê hương „. Em tuy ra đời tại hải ngoại nhưng lời phát biểu rất cảm động gây sự chú ý quan khách hiện diện, em nói nhờ sự giáo dục của ba mẹ mà em mới ý thức là người Việt và mến yêu nước Việt. Giọng nói của em hùng hồn khiến chúng tôi quá đổi ngạc nhiên, tôi đi tìm hiểu ba mẹ em là ai, té ra không ai xa lạ, ba em là Thanh Hà. Anh này đi đấu tranh mãi bao nhiêu năm qua, nhìn cái cà vạt anh đeo trên ngực là lá cờ vàng ba sọc đỏ khiến tôi cảm động rồi.

Tiếp tục đọc

Thằng rể vô tình

Nhật ký chủ nhật – ngày 4 tháng 6 năm 2006

Tháng 6, trời Nắng thật ấm, nếu đứng trong vườn thử nhắm nghiền mắt lại thì ta chỉ nghe quanh đây tiếng Chim gọi nhau líu lo trên cành Thông, ta không nhìn thấy chúng vì không hiểu chúng nó đậu ở cành nào, tai chỉ nghe chúng gọi, có cảm tưởng Nắng ấm soi vào tận hồn ta, trái tim ta, nồng nàn hạnh phúc, tươi vui. Chỉ cần thiên nhiên ban tặng cho ta vài thứ đơn giản như thế là ta đã thấy hạnh phúc, mặc dù ta đang nhắm nghiền mắt lại. Chỉ cảm nhận thôi mà không nhìn thấy nhưng ta có cảm tưởng sờ mó được cái ta cảm nhận ấy. Ngẫm tạo hoá thật vô thường.
Tại sao đương không tôi lại nhắc tới cái không nhìn thấy mà lại cảm nhận và có vẻ như sờ mó được ? Đó là kỷ niệm đó bạn ạ. Ký ức nó nằm sâu trong tận đáy tim ta có bao giờ nhạt phai, hôm nay sao tôi nhớ con Susi của tôi như thế, không biết nữa! Gốc gác của tôi là gái Bến Tre, hàng xóm láng giềng mộc mạc sống gần gũi với thiên nhiên ruộng lúa đã tạo ra tôi, tôi thích sống gần với vườn tược, với chú chó, chú mèo con cuộn mình trên tay mỗi khi trời mưa lạnh lẽo, thói quen tôi thì khoái dựa lưng vào gốc cây Nhãn trong vườn vào buổi trưa để đọc tiểu thuyết, trong khi mấy chú chó con chạy cắn nhau nô đùa ngoài sân.
Tiếp tục đọc