Trung sĩ Vũ Tiến Quang cái bóng của Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản hay Truyện Người Lính Nhỏ mà chính khí lớn Vũ Tiến Quang

(Trích trong bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Tiêu Sơn – Triều đại nhà hậu Lý

Chương trình hội luận “Việt Nam một thuở – Giòng sử Việt”

Diễn giả: Dr. Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ

Chủ đề: Anh hùng Tiêu Sơn – Triều đại nhà hậu Lý

Thuyết trình ngày 29.07.2012

Lắng nghe phần Audio:

Thời đại Lĩnh Nam – Hai bà Trưng và 162 vị anh hùng Dân tộc

Chương trình hội luận “Việt Nam một thuở – Giòng sử Việt”

Diễn giả: Dr. Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ

Chủ đề: Thời đại Lĩnh Nam – Hai bà Trưng và 162 vị anh hùng Lĩnh Nam

Thuyết trình ngày 01.07.2012

Lắng nghe phần Audio:

Anh hùng Tiêu Sơn – Hồi 11

HỒI THỨ MƯỜI MỘT

Lĩnh-Nam bảo quốc hòa dân công chúa

Đến đó cuộc đối thọai của hai người tạm ngừng, vì có nhiều tiếng pháo nổ, tiếng người vỗ tay. Thì ra Đinh Ngô-Thương tổng-trấn Thanh-hóa đứng ra chúc tụng Mỹ-Linh. Y đến trước Mỹ-Linh cung kính hành lễ. Y nói thực lớn:
— Hạ thần, Đinh Ngô-Thương, tổng trấn Thanh-hóa kính cẩn ra mắt công chúa điện hạ. Kính chúc công chúa điện hạ thánh thể an khang, tâm thường an lạc.
Sau đó Đinh Ngô-Thương ê a kể lể công việc cai trị trong trấn, toàn những kết qủa tốt đẹp. Sau Đinh Ngô-Thương đến các quan, lần lượt đến bái yết công chúa, dâng lễ vật. Đợi cho các quan bái yết xong, Mỹ-Linh vận nội lực nói lớn:
Tiếp tục đọc

Anh hùng Tiêu Sơn – Hồi 12

HỒI THỨ MƯỜI HAI

Chính khí tộc Việt

Phái đoàn Triệu Huy đã dò la ra tông tích bộ Lĩnh-nam võ-kinh rồi xẩy ra cuộc dụng võ ở đền thờ Tương-liệt đại vương. Quách Quỳ bị bắt. Sau khi bọn Triệu Anh tìm thấy cuốn phổ trong bụng pho tượng. Y tưởng đó là di thư… thì bị người bịt mặt cướp mất. Bọn y đuổi theo, đánh nhau suốt đêm, người bị mặt quẳng trả bọn y cuốn phổ. Bọn y mở ra coi, thất vọng ê chề. Khi trở về tìm Quách Quỳ, thì Quỳ bị bắt giải lên tri huyện. Bọn y bàn với nhau rằng phải vu cáo cho Tôn Trung-Luận ăn trộm châu báu của sứ đoàn. Mưu kế đã định, bọn Triệu Huy tìm đến dinh an-vũ-sứ Đàm Toái-Trạng. Đàm Toái-Trạng sai em là Đàm An-Hòa điều tra. Đàm An-Hòa bị Triệu Anh dụ nên bí mật làm việc với Thiên-sứ, sẽ được phong chức tước lớn. Vì vậy y không cần cứu xét đến luật pháp, yêu cầu huyện lệnh tha Quách Quỳ, rồi chính y trói Tôn Trung-Luận, giải trở về đền Tương-liệt đại-vương. Trong khi đi đường, gặp đoàn của công chúa Bình-dương.
Còn phái đoàn Triệu Thành đến Thiên-trường, không dò được tin tức gì của phái Đông-a. Bọn chúng lên đường đi Cửu-chân.

Tiếp tục đọc

Anh hùng Tiêu Sơn – Hồi 13

HỒI THỨ MƯỜI BA

Bồ-tát Vô-Ngại

Bảo-Hoà ngổ ngáo nói vậy, nàng những tưởng rằng nhà sư sẽ giận lắm. Không ngờ nàng thấy nhà sư rùng mình, rồi quay đi, không dám nhìn nàng nữa. Đến đó thầy trò Địch Thanh vào quán, gọi mấy món ăn. Địch Thanh thấy anh em Bảo-Hoà, y tiến lên chỉ vào mặt:
— Con nha đầu kia! Mi theo chọc phá ta hơn tháng qua. Tưởng mi trốn đâu, không ngờ hôm nay ta bắt được mi ở đây.
Địch Thanh dơ tay chụp Thiệu-Thái, kình lực tay y phát ra mạnh vô cùng. Y nhắc bổng Thiệu-Thái lên. Tay kia chụp Bảo-Hoà. Nhà sư lạng mình đứng trước nàng, quát lên:
Tiếp tục đọc

Anh hùng Tiêu Sơn – Hồi 14

HỒI THỨ MƯỜI BỐN

Sơn-tĩnh cổ tự

Lý Mỹ-Linh hỏi Tạ Sơn:
— Tạ điện-súy, hôm qua chú hai tôi còn ở đây với chúng ta. Làm cách nào chú hai truyền lệnh về cho Khu-mật-viện được?
Tạ Sơn gật đầu:
__ Khải tấu công chúa, được. Nếu vương-gia muốn, chỉ cần hai gìơ lệnh tới Thăng-long. Khu-mật-viện làm lệnh trong nửa gìơ. Lệnh gửi từ Thăng-long tới Trường-yên trong nửa gìơ. Đạo Quảng-thánh chỉ cần một gìơ là có thể lên đường. Từ Trường-yên tới đây không cần tới một gìơ.
Mỹ-Linh chỉ Tịnh-Huyền, công-chúa Bảo-hòa, Thân Thừa-Qúi giới thiệu với Ngô An-Ngữ. Ngô An-Ngữ vội hành lễ quân cách. Nhưng trong đầu óc chàng nghi họăc không ít. Vì chàng biết rõ Tịnh-Huyền là sư thúc của vợ, nay bỗng nhiên lại là đại công chúa, em đức hoàng-đế.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Tiêu Sơn – Hồi 15

HỒI THỨ MƯỜI LĂM

Phế-đế Đinh triều

Huệ-Sinh ngạc nhiên:
— Cứ như quận-chúa nói, thì chủ nhân của cặp ưng này là ai? Họ theo dõi hành động của Sơn-tĩnh với mục đích gì?
Bảo-Hòa đưa mắt nhìn Thiệu-Thái như muốn hỏi ý kiến của anh. Thiệu-Thái tiến lại cầm lấy chân đôi chim xem xét. Mỹ-Linh thấy đôi chim dễ thương, nàng đưa tay vuốt lông nó. Thình lìnhh nó ré lên một tiếng lớn, dương cánh xù lông, trợn mắt như định mổ tay nàng. Nàng vội vàng dụt tay lại, mắng nó:
— Loài súc sinh, mi định nhá thịt ta hả?
Tiếp tục đọc

Anh hùng Tiêu Sơn – Hồi 16

HỒI THỨ MƯỜI SÁU

Lĩnh-Nam vũ kinh

Thình-lình Triệu Huy lao người lại chỗ bụi hoa ba người nấp. Y xử dụng một thế hổ trảo chụp Mỹ-Linh. Thanh-Mai vọt người lên cao. Từ trên cao nàng phóng một chưởng xuống đầu Triệu Huy. Triệu Huy vội thu tay về biến thành chưởng đỡ chưởng của Thanh-Mai. Bình một tiếng, Thanh-Mai bật lên cao. Nàng cảm thấy trời long đất lở, khí huyết chạy nhộn nhạo trong người, tai kêu lên những tiếng vo vo như sáo diều.
Tự biết mình không phải đối thủ của Triệu, nàng đá gió một cái, tà tà đáp xuống trước thềm đền thờ.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Tiêu Sơn – Hồi 17

HỒI THỨ MƯỜI BẨY

Vạn-hoa sơn trang

Ngô Tích rất quan tâm đến sức khỏe của Bảo-Hòa. Y chạy lên miệng hầm gọi Đàm An-Hòa:
— Đàm hiệu úy. Gần đây có ông thầy châm cứu nào giỏi không?
— Có thì có đấy, nhưng ông ta ở trong Vạn-thảo sơn-trang từ đây đến Vạn-thảo sơn-trang ít ra một ngày đường.
Ngô Tích mau mắn:
— Một ngày thì một ngày, chúng ta dùng ngựa phi thật nhanh đến mời ông ta, hẳn mau hơn. Tên ông ta là gì?
Tiếp tục đọc