TĐ Nguyễn Việt Nho
Cờ của một nước (quốc kỳ), là biểu tượng thiêng liêng của một quốc gia: Ở nước ta, dưới thời phong kiến, cờ mang tính biểu trưng cho một triều đại hơn là của cả dân tộc (trừ hai triều đại của Hai Vua Bà và của một ít tri ều n ữa, sẽ nói sau). Ở các thời Đinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên của triều đại đang cai trị. Nhưng dầu gì (là biểu trưng cho một triều đại hay là biểu tượng thiêng liêng của một dân tộc), xuyên qua cấu trúc (màu sắc, hình tượng, ý tượng của cờ) nó cũng sẽ mang lấy bên trong nó những ẩn ý có thể nói lên tính chất của triều đại hay vận mạng của cả dân tộc, trong thời kỳ ngọn cờ của thời kỳ đó biểu trưng. Bởi, theo Dịch lý thì thần và vật, ý nghĩa và biểu tượng không thể tách rời: trong cái nầy vốn hàm chứa cái kia: thần nương vào vật mà thể hiện, vật hàm chứa sẵn trong nó cái thần… Điều nầy được phát biểu theo kiểu tân toán học (Modern algebra) là: Con phức số (complex number: thần-vật) gồm hai phần: thực số (real part, real number) và ảo số (imaginary part, imaginary number). Trong lý sự đó, ở phần dưới, tôi sẽ dùng “bói toán” (trong nghĩa tính toán hay chiêm nghiệm các con lý số hay dịch số), để chỉ ra ý nghĩa đích thực tinh thần (hay thần) của cờ (vật), qua các thời đại từ triều Hai Bà Trưng đến nay: