Cộng sản và vết thương trong lòng người Việt

I/ Các giá trị :

Đối với tôi thì điều làm tôi luôn chống lại những người cộng sản đó là những gian manh, trí trá. Có một số người tại hải ngoại muốn có một phân định rõ ràng : ai là những người của quốc gia và ai là những người cộng sản ? Đó là một việc rất khó nếu không muốn nói là không tưởng.

Thực tế thì đại đa số trong chúng ta ai mà chẳng có người quen, hay một người họ xa, hay là  một người thân là đảng viên cộng sản, như trong gia đình tôi đây thì ông ngoại tôi là một công chức cấp cao trong bộ máy của chính quyền Pháp, ông nội tôi là là một chủ đất với rất nhiều người làm thuê cuốc mướn, nhưng cha tôi lại là một đảng viên cộng sản. Chính cha tôi khi còn trai trẻ đã nhận thấy sự bất công đối xử của ông nội tôi với những người làm công cho gia đình và ông đã nghe theo lời dụ dỗ của những người csvn đứng lên chống lại chính cha đẻ của mình.

Tôi lớn lên, trong chiến tranh, vì thế cuộc sống luôn thay đổi và mỗi lần chuyển rời chỗ  học tôi thường phải khai lại lý lịch của mình , và  khi viết về thành phần gia đình, mẹ tôi bảo tôi khai là gia đình công chức nhà nước, ông nội là người làm ruộng có nhiều  người làm công…

Tiếp tục đọc

Đà Lạt – Phan Rang

Đây là con đường có từ trước 1975 đi từ Đà Lạt xuống Đơn dương (đi theo Quốc lộ 20 qua đèo Dran làm từ thời Pháp hoặc đi qua đèo Prenn đến ngã ba Phi Nôm thì rẽ theo Quốc lộ 27 làm thời Mỹ để đi Đơn dương), sau đó qua đèo Ngoạn Mục (còn gọi là đèo Sông Pha) để xuống Phan Rang (khoảng gần 120 Km).

Khởi đầu từ Phan Rang, Quốc lộ 1A, có bảng chỉ dẫn đường đi Đà Lạt, theo QL 27. Bắt đầu QL 27 chừng 5km tới ngã tư này :

Tiếp tục đọc