Sự thật

https://i0.wp.com/cheesegroup.com/Resource/Portal55/News/Bai%20Hoc%20Tu%20Cheese%20Group/Socrates-Peace.jpg

Chuyện kể rằng:
Chứng kiến trước cảnh đau thương vì sự gian trá, lường gạt giữa con người với nhau, một vị thần ẩn dạng dưới một nhà hiền triết, rao bán “sự thật”. “Mời mua sự thật, mời mua sự thật, mua một tặng hai. Mua sự thật sẽ được tặng tự do và hạnh phúc”. Nhà hiền triết rao to tiếng giữa phố phường, chợ búa.

Một chính trị gia dừng lại và hỏi: “Làm thế nào để mua sự thật? Giá bao nhiêu?”.
Nhà hiền triết đáp: “Giá của sự thật là sự thật. Và ông sẽ được tặng thêm tự do và hạnh phúc”.
“Xin ngài cho biết cụ thể hơn?”, chính trị gia hỏi tiếp.
“Xin thưa – nhà hiền triết trả lời – Cứ mỗi tối trước khi đi ngủ, ông trung thực trả lời ba câu hỏi sau:
1-Tôi đã sống đúng với sự thật?
2-Tôi đã dám sống cho sự thật?
3-Tôi đã sống vì sự thật không?
Giá để trả cho món hàng sự thật là ông sống với (cảm nghiệm), sống cho (phục vụ), và sống vì (bảo vệ) sự thật. Khi ông sống như thế, ông sẽ được sự thật, và còn được tặng thêm tự do và hạnh phúc nữa”.
Tiếp tục đọc

Gánh hàng hoa

(ANTĐ) – Cứ ngỡ, gánh hàng hoa chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết của Khái Hưng – Nhất Linh cách đây mấy chục năm trời, hay trong phim “Gánh hàng hoa” dù được làm bằng chất liệu đen trắng mà vẫn thấy rực rỡ sắc màu, hay chỉ có một gánh hàng hoa trong tấm postcard nhuộm màu thời gian trong cuộc triển lãm “Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa”.

Vậy mà, gánh hàng hoa vẫn trĩu trịt, rung rinh thoăn thoắt theo những bước chân cô hàng hoa rong phố mỗi mùa. Gánh hàng hoa giữa Hà Nội khiến người ta chợt ngẩn người ra mà nghĩ, suốt mấy chục năm qua, cô hàng cứ gánh gánh hoa mà đi xuyên thời gian, không gian cho đến tận bây giờ.

Tiếp tục đọc

Đâu là mẫu người của văn hóa Việt?

Hợp mặt văn hóa kỳ 4 ‘PHONG CHÂU MỞ HỘI TIÊN RỒNG’ do nhóm Vietology của GS Trương Bổn Tài tổ chức tại San Jose, GS Lưu Văn Vịnh có đưa ra tiêu chuẩn HIỀN LÀNH làm đại diện cho mẫu người của Văn Hóa Việt và lấy Trạng Trình Nguyễn Bính Khiêm làm người tiêu biểu. Theo tôi, nói thế chưa được chính xác, giờ muốn thưa lại cùng GS các điểm sau đây:

1. Về Văn Hóa Việt Với Con Lý Số Chỉ Ra Mẫu Người Văn Hóa:

Điều đặc biệt hơn mọi nền văn hóa của nhân loại, Văn Hóa Việt có hai nhánh văn hóa: VĂN HÓA HỮU NGÔN (VHHN) và VĂN HÓA VÔ NGÔN (VHVN)

@ Văn Hóa Hữu Ngôn: dùng lời nói và chữ viết để diễn ý. Đây là thể loại văn hóa thông dụng cho cả Đông Tây, xưa và nay. Cái đáng nói của văn hóa nầy là nó được xây dựng trên ý niệm của con người đặt lên trên sự vật: “Người là thước đo mọi sự” Protagoras.

Tiếp tục đọc

Quốc kỳ và ảnh hưởng của nó qua các thời, dưới lăng kính dịch lý

TĐ Nguyễn Việt Nho

Cờ của một nước (quốc kỳ), là biểu tượng thiêng liêng của một quốc gia: Ở nước ta, dưới thời phong kiến, cờ mang tính biểu trưng cho một triều đại hơn là của cả dân tộc (trừ hai triều đại của Hai Vua Bà và của một ít tri ều n ữa, sẽ nói sau). Ở các thời Đinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên của triều đại đang cai trị. Nhưng dầu gì (là biểu trưng cho một triều đại hay là biểu tượng thiêng liêng của một dân tộc), xuyên qua cấu trúc (màu sắc, hình tượng, ý tượng của cờ) nó cũng sẽ mang lấy bên trong nó những ẩn ý có thể nói lên tính chất của triều đại hay vận mạng của cả dân tộc, trong thời kỳ ngọn cờ của thời kỳ đó biểu trưng. Bởi, theo Dịch lý thì thần và vật, ý nghĩa và biểu tượng không thể tách rời: trong cái nầy vốn hàm chứa cái kia: thần nương vào vật mà thể hiện, vật hàm chứa sẵn trong nó cái thần… Điều nầy được phát biểu theo kiểu tân toán học (Modern algebra) là: Con phức số (complex number: thần-vật) gồm hai phần: thực số (real part, real number) và ảo số (imaginary part, imaginary number). Trong lý sự đó, ở phần dưới, tôi sẽ dùng “bói toán” (trong nghĩa tính toán hay chiêm nghiệm các con lý số hay dịch số), để chỉ ra ý nghĩa đích thực tinh thần (hay thần) của cờ (vật), qua các thời đại từ triều Hai Bà Trưng đến nay:

Tiếp tục đọc

Hương đồng nội

Đỗ Bình

Võ Thị Trúc Giang Lúa 9 là bút hiệu ghép của Võ Thị Tường Vi, một thiếu nữ đầy tính đam mê lãng mạn, yêu văn chương từ thuở học trò, sau thành một cô giáo đứng trên bục giảng hồn vẫn mộng nơ. Sau biến cố năm 75, giã từ cây cầu tre, phố thị, Tường Vi làm một cánh chim lưu lạc xứ người mang theo cả màu trời quê hương với bao hoài niệm. Có lẽ những hoài niện đong đầy tình yêu đã vỗ về nỗi cô đơn kết tạo thành những chất liệu của tâm hồn nên đã thôi thúc Tường Vi phải viết ra những điều trăn trở ẩn dấu trong lòng. Sự chân thành và dòng cảm xúc dạt dào đã mở đường cho Võ Thị Tường Vi thành văn sĩ, có lẽ thế tác giả đã thực hiện tập truyện đầu tay, mang tính tùy bút có tựa là: Tình Yêu Nuôi Tôi Lớn. Sự hoài niệm tình quê hương đã thể hiện qua bút hiệu: Trúc Giang tên một giòng sông quê hương tác giả. Lúa 9 được ghép vào từ khi Tường Vi dọn qua Pháp sống tại làng nhỏ tên là Neufgrange. Neufgrange là 9-vựa-lúa.

Tiếp tục đọc

Tinh Hoa Tư Tưởng

1- ” Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của Đất Nước ” (Vua Lê Thánh Tôn).

2- ” Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng

Lúc Cứu quốc vòng bôn lao uất uất” (Thái Dịch)

3- ” Một lập trường cổi gốc, một cương lĩnh siêu nhiên, một sách lược tất thắng” (Chu Tri Lục)

4- ” Giáo dục là khởi điểm và chung điểm của CHÍNH TRỊ ” (Thái Dịch)

5- “Pour Pâtir il faut savoir” (Mikhail Kalinine )

6- Đạo đức bao giờ cũng thắng uy vũ. Nhưng đạo đức mà thiếu uy vũ nhiều lúc xem như nhu nhược.

7- Trong trường chiến đấu kẻ chiến bại luôn luôn là kẻ không thắng nổi cá tính của mình

Tiếp tục đọc