Biểu tình chúa nhật ngày 22/7/2012

Dạo này cứ đến thứ bảy là mình về quê ngoại. Hôm qua ở quê ngoại đến chiều bỗng thấy hàng xóm nói có nhiều thanh niên lạ mặt theo dõi nhà. Bèn khăn gói chuồn về quê nội, xa thêm 60 cây số nữa.

Sáng sớm thì có cô em gọi về trông cháu hộ, thế là lật đật từ sớm tinh mơ về Hà Nội. Đến 9 giờ đi ngang qua Nhà Hát Lớn thấy mấy người quen. Dừng lại xem hoá ra là biểu tình chống Trung Quốc. Sẵn có máy ảnh đem theo chụp vài kiểu chơi rồi về trông cháu.

Tiếp tục đọc

Tụt quần lòi mặt đảng

Ông Bút (Danlambao)

Trước kia trong chiến tranh, Cộng Sản tuyên truyền chia rẽ giữa gia cấp nghèo và giàu, từ chia rẽ đến tạo hận thù để đấu tranh. Tâm lý người nghèo thường mặc cảm, rất dễ nhận thấy mặt ngoài của sự bất công. “Kẻ ăn không hết, người mần không ra” trước mắt của người nghèo: Kẻ ăn không hết, lại là kẻ chẳng phải vất vả, đổ hồ môi. Trái lại người mần, suốt đời tảo tần, quần quật nhưng khó đủ ăn, thèm lạc đủ thứ. Lùi lại hơn thế kỷ trước giới công nhân, thợ thuyền, nông dân tá điền bị bóc lột, người da đen bị bán làm nô lệ…

Trước dòng chảy triền miên cơ hàn này, một nhà cách mạng đứng lên cải cách, để nâng đỡ xã hội, đó là diễm phúc của đất nước, của loài người. Tiếc thay trước bối cảnh này, chưa có người thật tâm, toàn tài. Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã lợi dụng hoàn cảnh, cơ hội quý báu để làm “cách mạng”, họ đã phỉnh phờ người nghèo góp công của, xương máu cướp chính quyền, để họ soán vào chỗ thậm tệ hơn bóc lột xưa kia. Ngày nay họ đã ra mặt trực tiếp ăn cướp, hoặc làm đầy tớ cho nhà giàu để ăn cướp của người bần cùng, khốn khó. Hình thức cai trị xã hội Việt Nam hôm nay lai nhân tạo giống, chẳng giống ai. Kẻ có đảng đang hưởng thụ tiêu chuẩn như phong kiến, (phong đất, kiến ấp) họ dùng tiền cướp được của dân, dùng quyền để lấy đất theo ý muốn, gọi là mua đẽo. Vườn thượng uyển (1) của cha con bí thư tỉnh Hải Dương không phải trường hợp cá biệt. Xưa kia tư bản Miền Nam phần đông người bản xứ, ngày nay đích thân đảng CSVN nai lưng cỏng tư bản ngoại bang vào nước làm chủ nhân ông, gọi là “đầu tư” vì vậy xã hội lai giống và tồn tại giữa phong kiến và tư bản. Hiểu thế nào về hai chữ cách mạng?

Tiếp tục đọc

Đại nạn trung hoa thời trung sử

Trần Gia Phụng

Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán (Trung Hoa) tại Bạch Đằng Giang năm 938 (mậu tuất) và xưng vương năm 939 (kỷ hợi), đóng đô ở Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Từ đây, nước Việt vĩnh viễn thoát ra khỏi cảnh đô hộ của Trung Hoa, nhưng các triều đình Trung Hoa vẫn tiếp tục nhiều lần đem quân sang xâm lấn nước Việt.

LẦN THỨ NHẤT (981)

Sau cuộc đảo chánh không đổ máu lật đổ nhà Đinh (968-980), Lê Hoàn lên làm vua năm 980 (canh thìn), tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay). Về sau, ông thường được sử sách gọi là Lê Đại Hành.

Tiếp tục đọc

Trung cộng bắt đầu xâm lược Việt Nam

Cho dù né tránh dưới hình thức nào đi chăng nữa, người Việt Nam cũng như những ai trên toàn thế giới khi quan tâm đến Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), đều thấy và chấp nhận một sự thật rằng: Trung cộng đã thực sự xâm lược Việt Nam!!!

Ngay sau khi Quốc hội (QH) Việt Nam thông qua LUẬT BIỂN VIỆT NAM vào ngày21/6/2012, với số phiếu xem như là tuyệt đối, theo đó, ngay từ điều I, QH Việt Nam khẳng định: qun đo Hoàng Sa, qun đo Trường Sa và qun đo khác thuc ch quyn, quyn ch quyn, quyn tài phán quc gia ca Vit Nam; thì ngay lập tức, như đã được lập trình sẵn, Trung cộng đã có một loạt các hành động, không chỉ phản đối mà còn leo thang tiến hành chiến tranh xâm lược. Ta có thể kể qua các sự kiện chính sau:

Đồng Lầy…

Trước sự chán chường tột bực của nhân tâm!
Có những con người giả đui điếc thầm câm
Song rất thính và nhìn xa rất tốt
Đã thấy rõ ngày đồng lầy mai một
Con rắn hồng dù lột xác cũng không
Thoát khỏi lưới Trời lồng lộng mênh mông!
Lẽ cùng thông huyền bí vô cùng
Giờ phút lâm chung quỷ yêu làm sao ngờ nổi!
Rồi đây
Khi đất trời gió nổi
Tàn hung ơi, bão lửa, trốn vào đâu? Bám vào đâu?
Lũ chúng bây dù cho có điên đầu
Lo âu, phòng bi.
Bàn bạc cùng nhau
Chính đám sậy lau
Sẽ thiêu tất lũ bây thành tro xám!
Tiếp tục đọc

Nguyễn Mộng Giác, trong tình thân và nỗi thương tiếc!

Mang Viên Long

Năm 1962 – Nguyễn Mộng Giác tốt nghiệp trường ĐHSP Huế, được về dạy Văn tại trường nữ Trung học Đồng Khánh (1962 – 1963). Tại đây – anh đã gặp người bạn đời là chị Nguyễn Khoa Diệu Chi. Sau đó, năm 1964 – được chuyễn về làm Giám học trường Trung học Cường Đễ Qui nhơn, cũng là năm tôi kết thúc năm học cuối ở ngôi trường thân yêu nầy. Năm ấy – anh cũng vừa có người con gái đầu lòng là Nguyễn Thụy Dao Tiên.
Tôi ghi danh học Luật Saigon, và thi vào trường Quốc Gia sư phạm Qui nhơn – khóa 3. Ra trường, tôi về dạy tại Tuy Hòa (Phú Yên). Sau dó, Nguyễn Mộng Giác giữ chúc vụ Hiệu Trường Cường Đễ, mãi lo ổn định công việc, anh chưa tham gia viết cho các tạp chí văn học nghệ thuật ở Saigon nhiều. Anh thật sự đựợc giới cầm bút bấy giờ biết đến như một tài năng trẻ sung mãn ở tạp chí Bách Khoa sau nhiều truyện ngắn, truyện dài – và các bài biên khảo sau năm 69. Tôi quen anh Nguyễn Mộng Giác từ dạo ấy…
Tiếp tục đọc