Phê và tự phê, trò hề và trò bịp !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 154 (01.09.2012)

Khi Hội nghị trung ương lần 4 khóa 11 kết thúc hôm 31-12-2011 tại Hà Nội, đảng CSVN đã rổn rảng công bố trước quốc dân sẽ “quyết tâm thực hiện cho bằng được việc chỉnh đốn các thành viên” của mình, nghĩa là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên và cán bộ qua việc “phê và tự phê” theo truyền thống của đảng, hầu khôi phục lòng tin của nhân dân. Như kiểu một lãnh đạo tinh thần, Nguyễn Phú Trọng lúc ấy đã lên giọng dạy dỗ đồng đảng bài học như sau: “Ở đây, sự gương mẫu của trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định… Các Ủy viên trung ương và ủy viên Bộ chính trị tự giác, gương mẫu làm trước, tự phê bình, kiểm điểm nhìn lại mình để phát huy mặt tốt và gột rửa mặt xấu. Tránh xa mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài; tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ tệ hại… Đây là công việc không đơn giản, dễ dàng; trái lại, vô cùng khó khăn, phức tạp, thậm chí có thể nói là một cuộc đấu tranh gay go trong mỗi cá nhân và mỗi tổ chức… Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình….” (BBC 1-1-2012)

Tiếp tục đọc

Nguy cơ bị diệt vong của một Quốc Gia ?

Nguyễn Văn Tuấn – Song Chi

Câu hỏi thuộc loại “đao to búa lớn” này thật ra rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tôi “lượm” bài dưới đây của Song Chi và thấy có nhiều ý rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Bài viết hơi dài, nên tôi xin phép tác giả chỉ trích những ý mà tôi thấy tâm đắc.
Nhân đọc bài này tôi nhớ đến một bài của Vũ Minh Khương vào năm ngoái trên Tuần Việt Nam. Trong bài “Việt Nam : chặt cầu để tiến lên” Vũ Minh Khương cũng bàn về những yếu tố và điều kiện cho một sự suy vi của một quốc gia. TS Khương viết:

“Một thước đo khác có tính cấp bách hơn là về nguy cơ mất nước. Người xưa gợi ý ba thước đo về nguy cơ mất nước của một quốc gia:

Tiếp tục đọc

Đông Đô đại phố – china town ở Việt Nam

Đất nước ta có 54 dân tộc anh em đang sinh sống và hình thành một xã hội, một nước Việt Nam. Ngoài dân tộc Kinh nguồn gốc Lạc Hồng, trong số các dân tộc anh em đó thì người Hoa chiếm một phần không nhỏ. Đa số người Hoa có mặt ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 70s của thế kỷ thứ 17, tuy rằng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên cũng đã có rồi nhưng con số không đáng kể.
Năm 1671 Mạc Cửu đến vùng Man Khảm nay là Hà tiên khai khẩn đất hoang lúc này còn quyền kiểm soát của Vương quốc Khmer. Sau đó Mạc Cửu thần phục nhà Nguyễn-Mạc. Cửu cũng là một trong thành phần phản Thanh phục Minh.
Năm kỷ mùi 1679 tổng binh Thành Long Môn Quảng Tây Dương Ngạn Địch, phó tướng Huỳnh Tấn cùng các tổng binh khác vùng Châu Cao, Châu Liêm, Châu Lôi thuộc Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình dấy lên phong trào phản Thanh phục Minh và cuối cùng bị quân nhà Thanh đánh tan bỏ chạy, dẫn binh tướng theo đường biển vào Đà Nẵng qui hàng chúa Nguyễn và xin làm dân Việt.

Tiếp tục đọc

Mùa Xuân hẹn ước

(Gởi Quê Hương và đồng bào Việt Nam thân mến của tôi)

Xuân lại đến, Mẹ ơi, xuân bát ngát …
Xuân quê người, xuân muôn sắc, muôn hương
Nhưng riêng con, xuân vẫn cứ đau buồn
Khi ba cõi núi sông còn thống khổ

Khi dân tộc vẫn chìm trong bão tố
Khi trẻ thơ bãi rác vẫn là cơm
Khi những mẹ già, tóc nhuộm hoàng hôn
Vẫn vất vả, đời vỉa hè lay lất …

Khi thiếu nữ nụ hồng đang ươm mật
Bỗng ngày kia thành những món hàng người !
Rao bán phương xa mong cuộc đổi đời
Nhưng nhục tủi làm rung lòng nhân loại !

Tiếp tục đọc