Trần Cao Vân

Trần Cao Vân là một trong những người cầm đầu âm mưu khởi nghĩa tại Trung Việt, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Làng Tư Phú là một trong mười một làng thuộc khu đất “Gò Nổi”, một khu đất sản xuất ra nhiều bậc anh tài của xứ sở như Phạm Phú Thứ, Hoàng diệu v.v.. Ông là con cụ Trần Trung Trực, thường gọi là cụ Quyền Trực, một người được sự mến chuộng của dân làng Tư Phú và cụ bà Đoàn Thị.

Trần Cao Vân tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi thi lấy tên là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như Ý, khi ra hoạt động cách mạng đổi tên là Trần Cao Vân, biệt hiệu là Hồng Việt và Chánh Minh, còn có biệt danh là Bạch Sĩ. Theo những người đồng thời kể lại: Trần Cao Vân có vóc dáng trung trung, mặt vuông, trán cao, đôi mắt sâu và sáng, năm chòm râu dài tha thướt trông thật uy dũng.

Thường nhật ông có tánh bình dị, không chuộng sự xa hoa.

Tiếp tục đọc

Socrates với 3 nguyên tắc

Giang Nam lãng tử

Socrates là nhà hiền triết thời cổ Hy Lạp, có rất nhiều môn đệ, ông ta nổi tiếng thời xưa vì những lý uận, triết giải các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của người đương thời qua quan niệm nhân sinh và vũ-trụ của ông ta .
Một hôm để tìm hiểu thiên nhiên, ông ta dẫn đám đệ tử đi dọc theo con đường làng. Từ xa ông ta nghe có tiếng gọi tên ông vọng lại văng vẳng. Ngạc nhiên, ông ta dừng lại và chờ đợi …và quả thật, một người dân làng đang chạy lại, rồi dừng lại trước mặt Socrates thở hổn hển, và bảo là muốn nói với ông ta một câu chuyện.
Socrates: “Để kể lại một câu chuyện, cần theo đúng ba nguyên tắc”
Người nông dân: “Trước giờ tui đâu có biết, mà là 3 nguyên tắc gì ?”
Socrates: “Nguyên tắc thứ nhất, có chính mắt anh thấy nó không ?”
Suy nghĩ một hồi, anh nông dân đưa tay lên gãi tai: “Không ! tui không chính mắt thấy chuyện đó”
Tiếp tục đọc

Tiểu thuyết gia Dương Thu Hương sẽ phải lưu vong ở Paris thêm một thời gian nữa

Graeme Mackay
(Thủy Trúc dịch)

Một bài điểm sách của Jason Beerman đăng trên tờ Toronto Star số ra hôm thứ bảy, 1-9-2012 nhắc tôi nhớ tới chủ nghĩa cộng sản trên lý thuyết và trong thực tế có thể xa nhau hàng dặm. “Đỉnh cao chói lọi” giờ đã được dịch sang tiếng Anh, đó là một cuốn sách đã được tiểu thuyết hóa, mô tả cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, do nữ nhà văn nổi tiếng Việt Nam, Dương Thu Hương viết. Nổi tiếng là ở bên ngoài Việt Nam, đất nước mà Thu Hương cùng các tác phẩm của bà không được chính quyền chấp nhận, và hiện giờ bà đang sống lưu vong ở Paris.
Sinh năm 1947 ở Thái Bình, cách Hà Nội khoảng 70 dặm (khoảng 112km – ND), nguyên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Thu Hương tham gia đội nữ thanh niên xung phong từ năm 1967 trong “Kháng chiến Chống Mỹ”, đến năm 1975 khi Việt Nam thống nhất, và rồi lại tiếp tục với cuộc chiến ngắn ngủi chống Trung Quốc năm 1979. Bà tham gia nhiều hoạt động trên tiền tuyến, ở đó nhiệm vụ của bà là chăm sóc thương binh, chôn cất người chết, và bà bị điếc tai phải do có một lần bị bom nổ ở rất gần, trong thời gian chiến tranh đó.
Tiếp tục đọc

Mời cu Lờ làm thủ tướng

Nguyễn Quang Lập

NQL: Bài này mình viết từ năm 2009, khi mà Philipp Roesler mới lên chức bộ trưởng. Nhân Philipp Roesler sắp sang thăm Việt Nam, đọc bài Rủ Philipp Rösler đi biểu tình của Phạm Thị Hoài, bèn đăng lại chơi vui
Tối qua đi uống rượu về, mò vô nhà bác Ba Sàm thấy tin ông Philipp Roesler là người gốc Việt đầu tiên trong nội các Đức, sướng rêm, máu tự hào dân tộc nổi lên, dù đã say vẫn nốc hết ly rượu to, hút hết nửa bao thuốc mới chịu lên giường. Lên giường rồi vẫn không ngủ được, cứ nghĩ vẫn vơ, giá mình là bố Philipp Roesler, nghe tin này thì sẽ thế nào nhỉ? Mới nghĩ đến thế đã nước mắt dàn dụa.
Tiếp tục đọc

Không thích nói chuyện chính trị

Jeffrey Thái

“Không thích nói chuyện chính trị” là câu nói cửa miệng từ bao lâu nay của hầu hết người dân Việt Nam sống trong nước, dưới chế độ hiện hành (kể cả bản thân tôi khi còn sống trong nước cũng vậy). Ai ai cũng nói như thế, từ người già đến thanh niên, từ người có học đến người ít học, và nó luôn được xem là câu nói an toàn nhất, hứa hẹn nhận được nhiều “đồng cảm”.
Tôi vừa trực tiếp gặp một trường hợp nữa minh họa cho điều ấy. Số là tôi vừa gửi bài viết “Luận về thần tượng” của tôi cho tờ báo mạng VietNamNet và được đăng tải. Một bạn trẻ trong nước đọc xong rất tâm đắc và gửi email cho tôi, ngỏ ý muốn được kết giao trên Facebook. Tôi hồi đáp rằng tôi rất sẵn sàng, chỉ xin nói trước là trên trang Facebook của tôi, dù bản thân tôi rất ít khi đề cập đến vấn đề chính trị, nhưng các thành viên bạn khác thì lại chia sẻ rất thường xuyên thái độ chính trị của họ. Bạn ấy trả lời là bạn ấy rất muốn được trao đổi với tôi về mọi điều, nhưng bạn ấy đã được giáo dục là không được nói chuyện chính trị.

Tiếp tục đọc