Sáu mươi sáu câu Phật học làm chấn động thiền ngữ thế giới

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nổi.

3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

Tiếp tục đọc

Hóa giang chưa trọn câu thề

Tháng Tư rồi lại tháng Tư
Nhìn tờ lịch rụng nát nhừ trái tim
Dân thì bảy nổi ba chìm
Quê hương thì vẫn như đêm, mịt mùng
Tháng Tư gãy kiếm rơi cung
Sông ngăn, núi trở, vẫy vùng cách nao ?!
Lệnh trên, bỏ trống chiến hào
Nhìn thành giặc chiếm mắt trào lệ đau
Tháng Tư nuốt hận nhìn nhau
Nhìn cờ hồn tủi, lòng sầu, thảm thương !
Giá như thêm chút can trường
Quyết hy sinh với quê hương cõi bờ
Chết vinh, gục giữa sân cờ
Còn hơn sống nhục, bây giờ, tha phương

Tiếp tục đọc

Tự chữa bệnh Sạn mật

Bs. Lai Chiu Nan

Phương pháp này đã chữa cho rất nhiều người có sạn mật.
Nhiều người không để ý đến sạn mật (gallstones), nhưng tất cả chúng ta đều có sạn mật nhỏ hay lớn, không ít thì nhiều. Hơn nữa sạn mật có thể dẫn đến bệnh ung thư.
Bs. Chiu Nan nhấn mạnh: “Ung thư không bao giờ tự động phát ra, thông thường phải có nguyên nhân dẫn đến chứng ung thư. Trong khảo cứu của tôi tại Trung Hoa, tôi thấy nhiều tài liệu nói rằng đa số người bị ung thư đều có sạn mật.
Một trong những triệu chứng có sạn mật là bạn có cảm tưởng bao tử bị căng phồng khó tiêu hoá, có khi bị đau nhói chỗ gần lá gan.”
Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị sạn mật thì Bác sĩ Lai Chiu Nan đề nghị một phương pháp tự nhiên để đào thải sạn mật ra khỏi cơ thể. Phương pháp này cũng giúp cho những người có gan yếu, vì túi mật và lá gan có liên quan đến nhau. Tiếp tục đọc

Mười bốn năm sau

Ký sự – Bút Xuân TRẦN ÐÌNH NGỌC

LTS – Truyện có thực này tiếp theo truyện ngắn “Trốn Chạy”, tác giả là Nhà Văn Trần Đình Ngọc. Nhân vật chính là cụ Lê văn Tường đã trốn thoát nanh vuốt Cộng Sản hai lần. Lần đầu vào năm 1957 từ tỉnh Thanh Hoá vào miền Nam Việt Nam sau khi người cha của cụ bị đem ra đấu tố, phẫn uất mổ bụng chết. Lần sau vào ngày 30-4-1975 từ Sàigòn đến đảo Guam và sang Hoa kỳ.

Người ta nói “Quả đất tròn” cũng không phải là vô lý. Trong phần kết luận truyện “Trốn Chạy”, một truyện vô cùng thương tâm và có thực, tôi viết rằng, do sự khuyến khích của Ban Quản trị trại, để có chỗ đón tiếp những đồng bào Việt Nam tị nạn Cộng sản mới đến, chúng tôi đã bay từ Subic Bay vào Guam, sau khi ở đó khoảng hơn một tháng từ đầu tháng 5-1975. Tôi với cụ Tường cùng đi một chuyến bay DC10 và lại ở cùng biêu-đinh tại Orote Point. Sau đó, tôi đi đảo Wake kiếm gia đình bị thất lạc, còn cụ đi Camp Pendleton – California và từ đó, tôi không còn gặp cụ nữa.

Tiếp tục đọc

Những sự thật cần phải biết: – Việt Nam Cộng Hòa – Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun Người”

(HÀM HUYẾT PHÚN NHƠN TIÊN Ô TỰ KHẨU !)

Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Thưa các bạn, là một người trẻ tuổi, chưa một lần được biết đến ngôi trường của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cũng chưa từng được sống dưới chế độ tự do non trẻ đó, tuy nhiên qua nhiều sách báo, tài liệu và nhân chứng sống, cộng với những suy nghĩ của mình, tôi nhận thấy một điều đó là một chế độ, một nhà nước khác hẳn với những lời tuyên truyền của cộng sản.

Có một câu hỏi làm tôi day dứt gần 10 năm trời khiến tôi phải tự mình đi tìm câu trả lời cho nó đó là: “Tại sao một chế độ thối nát, được quy chụp là Ngụy quân, ngụy quyền lại được người dân thương nhớ, tiếc nuối?”.