Huy Phương
“Bọn chúng ta hèn như bầy thỏ đế
Khổ đau chia, khi sung sướng một mình
Lúc lửa đỏ bèn cao bay xa chạy
Còn nhớ gì nghĩa huynh đệ chi binh!” (HP)
Huy Phương
“Bọn chúng ta hèn như bầy thỏ đế
Khổ đau chia, khi sung sướng một mình
Lúc lửa đỏ bèn cao bay xa chạy
Còn nhớ gì nghĩa huynh đệ chi binh!” (HP)
Trong bài “Tại sao cần dân chủ?”, tôi có nêu lên một luận điểm của Robert A. Dahl: các quốc gia có nền dân chủ cao không gây chiến với nhau. Tất cả các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20, đặc biệt từ năm 1945 về sau, đều là chiến tranh giữa các nước độc tài hoặc giữa các nước độc tài và các nước dân chủ.
Một điều cần được nhấn mạnh thêm là: trong các cuộc chiến tranh giữa phe độc tài và phe dân chủ, phe dân chủ bao giờ cũng thắng.
Viết câu trên, tôi nhớ ngay đến một người bạn vong niên trong giới cầm bút. Năm 2001, sau vụ khủng bố tấn công Mỹ và lúc Mỹ đang đánh Afghanistan và rục rích chuẩn bị đánh Iraq, ông rất quan tâm theo dõi tình hình chính trị thế giới. Trong sự quan tấm ấy, ông không giấu được cảm giác lo lắng. Ông thường tâm sự với tôi: bọn độc tài khi định tấn công ai thì âm thầm chuẩn bị, không ai hay biết gì cả. Còn Mỹ? Ngược lại. Trước khi đánh nhau thì mang ra Quốc Hội bàn. Bàn ở Quốc Hội chưa đủ, mang cả ra Liên Hiệp Quốc cãi. Phe bênh phe chống cứ inh ỏi cả lên. Báo chí loan tin. Truyền thanh truyền hình cũng cập nhật mọi toan tính từng ngày từng giờ. Cả việc chuyển quân cũng không giấu giếm. Máy bay chưa cất cánh, người ta đã biết nó sẽ đi đâu và chở bao nhiêu bom. Rồi trong lúc đánh nhau, phe đối lập và một số dân chúng cứ xuống đường la hét đòi ngưng chiến tức khắc. Vậy thì làm sao mà thắng chứ?
Trang nhạc đấu tranh của ca nhạc sĩ Phan Văn Hưng
Nhạc sĩ Phan Văn Hưng và nhà văn Nam Dao là đôi vợ chồng đã hoạt động cho âm nhạc và văn chương trong nhiều năm ở hải ngoại. Trong những ca khúc phổ biến đặc biệt chúng ta đã thưởng ngoạn, nhạc do Phan Van Hưng và lời của Nam Dao viết.
1970-1982: Thời là sinh viên tại Pháp, Phan Văn Hưng và Nam Dao tham gia các hoạt động của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, cùng thời với Trần Văn Bá. Trong thời gian này, Hưng khởi xướng Ðoàn Du Ca Paris, điều khiển ban hợp xướng và đạo diễn những đêm hội Tết trong nhiều năm.
1977: Phan Văn Hưng khởi xướng tạp chí Nhân Bản.
1979: Phan Văn Hưng thành lập Văn Ðoàn Lam Sơn, xuất bản nhạc và thơ. Vào thời gian này chúng ta biết đến thơ Nam Dao trong tập “Cho Ngày Mai Lúa Chín”.
Trong văn chương, ngoài những bài biên khảo, bình luận, xã luận khá dài về một vấn đề, một đề tài nào đó; và ngoài các tiểu thuyết, truyện dài với vô số sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh,… ; ta cũng thường bắt gặp nhiều bài ngắn, khá ngắn, viết rất đơn sơ nhưng nội dung lại phong phú, ý tình tác giả được phơi bày khá sâu sắc mà với cái nhìn thoáng qua, ta không bắt được cái ‘cốt tủy’ tiềm ẩn trong đó, đôi khi ta còn nghĩ rằng đấy là những bài viết tầm phào, viết cho vui, viết giải trí cho qua thời gian. Tập ‘Thà như giòng nước chảy’, theo người viết thuộc loại nầy. Nhưng Trúc Giang không viết cho vui, không viết lấy có, không viết để ‘được là nhà văn’, để mong được văn đàn đón nhận. Trúc Giang đã viết với tất cả lắng đọng của tâm tình qua dòng đời ‘oan nghiệt’ từ lúc còn ở quê hương đến ngày qua xứ Đức, mượn qua Internet để trang trải ý tình mình. Thế giới Internet là thế giới ảo, những nickname trên Internet cũng là những người ‘ảo’, ảo trên màn hình nhưng không ảo nơi tâm tư tác giả. Trúc Giang mượn những cái ‘ảo’ đó để sống thật với mình, để trang trải mọi ưu tư, phiền muộn, mọi rung động của tâm tư, thần trí về mình, về người, về đời, về đất nước, quê hương. ‘Ảo’ mà trở thành ‘thật’ như cái tên của một người gắn liền vói cấu trúc xác thân người đó. Điều nầy, Trúc Giang đã nói rõ nơi bài ‘An phận hay dũng cảm đối diện cuộc sống’ viết cho người bạn ảo Bến Xưa trên Net.