Những ý kiến đóng góp cho Đại hội liên kết đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam

Nguyễn Anh Tuấn (Political scientist)

Khi đề cập đến vấn đề toàn cầu hóa sẽ có nhiều người cho rằng đây là vấn đề quá lớn lao và quá mênh mông. Tuy nhiên dưới cái nhìn của Khoa Học Xã Hội chúng ta không thể không nhận xét tình thế trên hai mức độ là đại vĩ mô và tiểu vĩ mô, nghĩa là đi từ cái nhỏ đến cái lớn, hay là đi từ cái lớn xuống cái nhỏ. Ở mức độ lớn là toàn cầu và ở mức độ nhỏ là làng xã, cộng đồng, thành phố và quốc gia hay khu vực. Tất cả đều tác động và ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, không có xã hội nào, dù nhỏ, và đang sống ở những vùng xa xôi mà có thể thoát được tầm ảnh hưởng lớn lao của văn hóa, kinh tế, tài chính và chính trị trên toàn thế giới đang thay đổi và chuyển hóa từng ngày.

Tiếp tục đọc

Đấu giá thư họa Trần Nhân Tông

TT – Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nhân vật chính trong tranh chính là sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi, khởi sự giáo hóa chúng sinh.

Một tiết đoạn từ họa phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

Một cuộc đấu giá xôn xao dư luận
Trên Khắc Lạp Mã Y nhật báo (nhật báo của thành phố Karamay, Tân Cương) số ra ngày 18-7-2012 có bài “Tiên phẩm thưởng – Tái thu tàng” phỏng vấn ông Lý Bách Lâm, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thư – họa Trung Quốc. Trong bài, ông Lý nói đến việc đại chúng hóa, xã hội hóa công tác sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, thực chất là đấu giá để có thể mua bán, trao đổi trong công chúng. Ông đề cập đến “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá rất cao ngoài dự liệu đối với một số tác phẩm, cụ thể là: “Tháng 4 năm nay, ở hội đấu giá tinh phẩm thư họa, Công ty đấu giá Bảo Lợi, Bắc Kinh đưa ra đấu giá bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của họa gia đời Nguyên Trần Giám Như. Trong lịch sử hội họa Trung Quốc không có ghi chép gì về Trần Giám Như. Họa phẩm này đấu giá với mức giá khởi điểm là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 160 USD), không ngờ qua nhiều vòng tranh giá, một khách mua đã kết thúc cuộc đấu giá với mức 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD), cộng thêm tiền môi giới, giá cuối cùng giao nhận tranh là 11,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu USD)”.

Hoa Kỳ Đồng Minh Việt Nam

Nguyễn Quang Duy

Ảo tưởng của nhà cầm quyền Hà Nội là xây dựng một Khối ASEAN vững mạnh và thống nhất để Hà Nội lấy đó làm “trục xoay” cho ba nước MỹNga và Tàu. Giữa tháng 7-2012 cũng chỉ vì xung đột quyền lợi Hội Nghị của Khối ASEAN kết thúc bằng những lời công kích lẫn nhau. Từ đó cho thấy các quốc gia Đông Nam Á còn quá nhiều khác biệt để có thể dung hòa các tranh chấp và có thể thấy Hà Nội không mấy ảnh hưởng đến chiến lược của Hoa Kỳ.
Tuần lễ sau đó, trong chuyến Trương Tấn Sang công du nước Nga, Bộ Quốc Phòng nước này công khai tuyên bố họ không có nhu cầu và cũng không có kinh phí để sử dụng căn cứ Cam Ranh. Nước Nga ưu tiên bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ và biên giới của chính mình, họ không muốn trực tiếp dính lứu đến các tranh chấp ở biển Đông.
Tiếp tục đọc

Xuân nương Trưởng quân cơ

Đại-Nan châu rộng thênh thang,
Núi, đồi thung lũng, dân làng sống vui.
Chăn tằm, thả lưới, buông chài,
Đồi cao,lũng thấp,thắm tươi muôn màu.
Ông HUNG-SÁT là trưởng châu,
Chăm dân an lạc trước sau vẹn toàn.
KIM-HOA châu trưởng phu nhân,
Họ ĐINH, gia thế tiếng gần vang xa.
Sinh bảy trai khỏe,rộn nhà,
Khôi ngô, đĩnh đạc toàn gia xiết mừng.
Đêm hè gió mát,trăng trong,
Phu-nhân dạo gót phía Đông ngoạn lầu.
Nô tỳ dăm gái theo sau,
Truyền đem bánh, rượu, ca hầu, múa vui.
Gió đưa hoa thoảng thơm mùi,
Lan, Hồng, Ngâu, Sói, Cúc, Nhài tắm trăng.
Tiếp tục đọc

Nữ sĩ Hồng Khương và thi văn tuyển Trần gia “Á Nam Trần Tuấn Khải”

Kính thưa quý vị,
Thật là một vinh hạnh cho tôi ngày hôm nay được lên đây giới thiệu với quý vị về nữ sĩ Hồng Khương cùng thân thế sự nghiệp của thân phụ của nữ sĩ là cố văn thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải, một người được giới phê bình văn học xem như một Thi hào trong văn học sử nước nhà. Thi hào Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định là một người thông minh, hiếu học được thân phụ là cử nhân Văn Hoán Trần Thụy Giáp dạy dỗ nên ngay từ năm 14 tuổi đã dịch bài Ái Quần trong quyển Ấu Học Tân Thư được quan Án Sát khen là “Khẩu khí thần tình sẽ trở thành người có ích cho xã hội và tặng cho Trần Tuấn Khải bộ văn Quốc Sử Ký mới mua từ Nhật Bản. Lớn lên Trần Tuấn Khải viết văn, làm thơ, làm báo và dịch thuật với các bút danh Côi Hoàng Khách, Đông A Thi, Tiểu Hoa Nhân, Đông Minh, Lâm Tuyền cư sĩ, Giang Hồ Tản Nhân và bút hiệu chính là Á Nam. Năm 1920, Á Nam in tập thơ đầu tay là “Duyên Nợ Phù Sinh”, năm 1925, xuất bản tiểu thuyết “Hồn Hoa” và “Gương Bể Dâu”.

Tiếp tục đọc

Venice 07.2012

Nguồn gốc và lịch sử

Theo như truyền thuyết thì Venezia được thành lập năm 422 bởi những người La Mã chạy trốn khỏi người Goth. Tuy vậy, không có những ghi chép lịch sử nào nói về nguồn gốc của Venezia. Thành phố có lẽ là được lập nên như là kết quả của sự gia nhập ồ ạt của những người tị nạn và vùng đầm lầy cửa sông Po theo sau sự xâm lược tàn phá phía đông bắc nước Ý bắt đầu bởi Quadi và Marcomanni trong năm 166168, những người tàn phá khu trung tâm chính trong khu vực này, nay là Oderzo. Sự chống trả của người La Mã bị lật đổ vào đầu thế kỉ thứ 5 bởi những người Visigoth và, khoảng 50 sau đó, bởi người Hun dẫn đầu bởi Attila.

Tiếp tục đọc