Phạm Trần Anh
Từ xa xưa mãi cho đến ngày nay, hàng năm toàn dân Việt vẫn tổ chức Đại lễ kỷ niệm “Hai Bà Trưng” với tất cả sự thành kính xen lẫn niềm tự hào về hai Bà, bậc nữ lưu Việt tộc đã lưu lại trang sử oanh liệt hào hùng của dân tộc. Thế nhưng, các sách sử Việt Nam cứ trích dẫn sử Trung Quốc nên cho đến ngày nay, chúng ta vẫn chưa biết gì hơn về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng ngoài những sách sử của Trung Quốc ghi chép lại với luận điệu của “Thiên triều Đại Hán”. Chính vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và nơi đã xảy ra cuộc chiến đầu tiên của Hai bà với quân xâm lược, chúng ta sẽ thấy toàn bộ vấn đề với ý nghĩa cao đẹp của sự thật lịch sử bị chôn vùi hơn 2 ngàn năm nay.
Hậu Hán thư, Mã Viện truyện của Phạm Việp sử gia triều Hán viết về Hai Bà Trưng như sau:“Người đàn bà ở Giao Chỉ tên là Trưng Trắc với em là Trưng Nhị làm phản, đánh chiếm các quận (Chú: Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ người huyện Chu Diên tên là Thi (Sách) rất hùng dũng (1). Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy pháp luật mà ràng buộc, Trắc oán giận mà làm phản). Người man di các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp chiếm hơn sáu mươi thành ở Lĩnh Ngoại. Trắc tự lập làm vua. Bấy giờ vua (Hán) cho Viện làm Phục Ba Tướng quân, lấy Phù Lạc Hầu Lưu Long làm phó, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân Đàn Chi đánh Giao Chỉ ở phương Nam. Quân đến Hợp Phố thì bị bệnh chết. Vua chiếu cho Mã Viện kiêm thống suất binh của Chí. Viện bèn dọc theo bờ biển mà tiến, theo núi phát đường hơn nghìn dặm. Năm 18, quân đến Lãng Bạc, đánh phá được giặc, chém hơn nghìn đầu, giặc đầu hàng đến hơn vạn người. Viện đuổi theo bọn Trưng Trắc đến Cẩm Khê, đánh thắng nhiều lần giặc tan chạy. Năm sau tháng giêng chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gửi đầu về Lạc Dương.(Chú: Việt chí nói rằng Trưng Trắc khởi binh, đóng đô ở huyện Mê Linh. Khi bị Mã Viện đánh chạy vào suối Kim Khê, 2 năm sau mới bắt được)”.
Tiếp tục đọc