Nhớ ơn Cha Mẹ

Thân, tâm con có hôm nay
Nhờ ơn Cha Mẹ những ngày xa xưa.
Lễ Vu Lan nhớ ơn Cha Mẹ
Bao công lao dưỡng dục sinh thành

Vì ai nên mới có mình ?
Trông nom, bú mớm hết tình với ta !
Thuở còn nhỏ cho ta đi học
Mong sau này ta được thành nhân

Làm vinh Quốc tổ, quốc dân
Làm vinh dòng giống con dân Lạc Hồng.
Khi khôn lớn gả chồng, dựng vợ
Lo cho ta như đũa có đôi

Tiếp tục đọc

Những tượng Phật nổi tiếng trên Thế giới

1. Leshan Great Buddha, Tứ Xuyên – TQ

Đại tượng Phật Lạc Sơn là một bức tượng khổng lồ được chạm khắc vào một quả núi đá tại Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Tác phẩm điêu khắc tuyệt vời này là bức tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi. Công trình tạc tượng được bắt đầu vào năm 713 trong thời nhà Đường, và hoàn thành vào năm 803 với hàng ngàn điêu khắc gia và công nhân làm việc. Là một tượng Phật chạm khắc vào núi đá lớn nhất trên thế giới, Đại Tượng Phật Lạc Sơn đã được đưa vào thơ, nhạc, hội họa và chuyện sử. Ngôi tượng có chiều cao 71 mét ( 233 feet ) và các ngón tay có độ dài là ba mét ( 11 feet ).

Tiếp tục đọc

Khủng hoảng chính trị tại Việt Nam – Chết lâm sàng

Nguyễn Xuân Nghĩa

Bài viết này sẽ ngắn gọn tổng hợp một số dữ kiện về kinh tế, nhưng để nói về vụ khủng hoảng chính trị tại Việt Nam.

Sau cả chục năm gần như mỗi ngày có mặt trên trang nhất của thời sự quốc tế, vì một cuộc chiến có sự tham dự của Hoa Kỳ, Việt Nam đã trôi vào lãng quên đến hai chục năm, từ 1975 đến 1995. Năm 1995 là khi Hà Nội tái lập bang giao với Hoa Kỳ. Ðấy cũng là khi Việt Nam thật sự đổi mới kinh tế sau những dọ dẫm và cố gắng nửa vời. Nhìn lại thì 10 năm đầu sau chiến tranh là 10 năm lãng phí và khủng hoảng do sự hoang tưởng của ý thức hệ nên lãnh đạo Hà Nội mới phải cải cách về kinh tế mà chưa biết thế nào là đúng là sai. Hai chục năm sau thì mới khác, từ 1995.

Tiếp tục đọc

Chùa gần 1.000 tuổi trước và sau khi phá dỡ

Toàn bộ dui mè, xà cột, ngói, bậc đá… của nhà Tổ, gác Khánh bị phá đi, thay mới đã khiến di tích chùa Trăm Gian (Hà Nội) mất đi vẻ cổ kính. Chiều nay, Hà Nội sẽ họp bàn hướng xử lý đối với di tích quốc gia này. .

Gác Khánh mới được làm mới hoàn toàn và cao hơn trước. Công trình đang được phủ bạt chờ quyết định tu bổ lại sau đợt phá dỡ vừa qua.

Tiếp tục đọc

Văn nghệ ngày xưa – Văn nghệ ngày nay

Vẫn chuyện cuối tuần ở San Jose.

Chuyện tuần vừa qua đã kể rồi, nhưng tôi vẫn còn chuyện để thưa cùng quý thân hữu xa gần.

Trước hết là chuyện đọc sách. Đọc vừa hết trang cuối cuốn biên khảo của tác giả Thụy Khuê gần 1000 trang. Đọc cả tuần mới hết. Sách về chuyện Nhân Văn Giai Phẩm 60 năm về trước. Rất thú vị khi đọc đến cuộc phỏng vấn nhà thơ Hoàng Cầm và bài thơ Bên kia sông Đuống. Kế tiếp là chuyện bà dân biểu Zoe Lofgren viết thư giới thiệu cơ quan IRCC để gọi là giúp cho việc quảng bá viện bảo tàng. Chuyện đáng khoe khoang này chắc phải trình bầy riêng. Và chuyện thứ ba là tôi có dịp đi xem văn nghệ với các danh ca của Hà Nội hiện đã định cư tại California.

Chuyện sau này viết ra có thể cũng có chút phiền phức nhưng cuộc sống đã thực sự như thế thì cũng phải phơi bày cho đủ.Xin bắt đầu như sau.

Con sông Đuống của Hoàng Cầm.

Tiếp tục đọc

Cậu Chó

Chu Thập

“Cậu Chó” là tên tôi đặt cho con chó “mất dậy” bên nhà ông hàng xóm của tôi. Thật ra, đây chẳng phải là một danh xưng do tôi chế ra. Tôi đã “đạo” được từ ít nhứt một quyển tiểu thuyết và một truyện ngắn.
Trước năm 1975, trên một tờ nhựt báo mà tôi không nhớ rõ tên, mỗi ngày tôi đều đọc được một trang của truyện dài có tựa đề “Cậu Chó” của nhà văn Trần Đức Lai. Không rõ có phải là một câu chuyện có thật không, nhưng trong những dòng mở đầu, tác giả viết rằng “cách đây không lâu những ai đã từng ở Huế đều biết tiếng hoặc đã từng nghe thiên hạ kể chuyện Cậu Chó của giòng dõi họ Hồ Nhứt Phẩm triều đình, thân làm Quan Quốc Trượng (Cha vợ Vua). Giòng họ thuộc vào hàng danh giá lênh tộc, một năm trong họ đứng đầu Triều Nguyễn…”

Ai Thích Ăn Trứng Đỉa ?

Tin Net: Thương lái Tàu đang mua đỉa trâu giá thật cao ở Việt Nam.

Ai thích ăn trứng đỉa
Béo ngậy và thơm ngon
Xào nấu lên rất dòn
Bổ khoẻ và mắn con!

Trai ăn, dai như đỉa
Thật sâu tình dài nghĩa
Chồng ăn vợ hân hoan
Nặng cả tình cả nghĩa

Ai thích nhậu trứng đỉa
của những con đỉa trâu?
Thức ăn bày trên đĩa
Khám phá ra còn lâu!

Tiếp tục đọc

Vinh danh những người lính Biệt Kích vô danh

Trong thập niên 1960, Hoa Kỳ đưa hàng trăm biệt kích quân Việt Nam xâm nhập vào miền bắc Việt Nam. Sau đó người Hoa Kỳ báo cáo là họ đã chết, nhưng nhiều biệt kích quân vẫn cố gắng sống sót qua các trại tù nơi miền bắc, để rồi chôn vùi câu chuyện trong “tấm vải liệm (xác chết)” nhiều năm. Có ít nhất 200 biệt kích quân Việt Nam đã sống sót qua thời gian tù đầy, tra khảo, đầy đọa và đã đến định cư tại Hoa kỳ. Họ tin rằng, vẫn còn 88 biệt kích quân, đồng đội của họ bị giam giữ. Các hoạt động bí mật, không thành công nơi miền bắc Việt Nam được biết có mật danh Oplan 34A (Kế Hoạch Hành Quân 34 Alpha). Do cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA khởi động từ năm 1961, đến năm 1964 bàn giao cho bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ, qua trung gian MACV. Theo những tài liệu, tờ báo New York Times sưu tầm được, Hoa Kỳ huấn luyện biệt kích quân Việt Nam, đưa họ xâm nhập vào miền bắc Việt Nam, rồi xoá tên từng người một trong sổ lương năm 1965. Nhiều biệt kích quân theo đạo Thiên Chúa Giáo, đã chạy trốn cộng sản trong những năm 1950, và biết tiếng tiếng điạ phương.
Tiếp tục đọc