Nhạc Phan Văn Hưng

PhanVanHungPhạm Anh Dũng

Phan Văn Hưng là một tên tuổi mới lạ trong làng âm nhạc Việt Nam, tuy anh đã hoạt động từ lâu. Anh Hưng, sinh năm 1950 tại Hà Nội, 1954 vào Nam, xa rời đất mẹ Việt Nam từ 1968.

Anh du học và tốt nghiệp về Kỹ Sư Hầm Mỏ và Cơ Khí ở Pháp. Trước khi rời Pháp để định cư tại Úc, Phan Văn Hưng đã sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong suốt 10 năm sinh sống ở Pháp, ngoài những sáng tác và trình diễn âm nhạc, anh còn là sáng lập viên của “Văn Đoàn Lam Sơn” và của tờ báo “Nhân Bản”, một trong những tờ báo Việt ngữ phổ biến rộng rãi ở Âu Châu.

Nhạc Phan Văn Hưng là một nét chấm phá khác thường, chưa thấy bao giờ trong âm nhạc Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Chúng đi buôn

Nhạc sĩ Phan Văn Hưng hát tại Viễn Đông, Orange County, California, 10/2008

Chúng đi buôn, buôn tước buôn quyền,
Chúng đi buôn cho nước đảo điên,
Chúng đi buôn, buôn núi buôn non,
Buôn tủi hờn, buôn cả giang sơn.

Tiếp tục đọc

Phan Văn Hưng: Dòng nhạc chứa đựng trái tim

PhanVanHungTrân Hương/Viễn Đông

Tựa đề cho buổi nhạc của Phan Văn Hưng tại miền Nam California: Dòng Nhạc và Cây Đàn. Trong một bài viết trước đây, Trịnh Thanh Thủy có đề nghị đặt tên cho dòng nhạc của Phan Văn Hưng là Bi Phẫn Ca. Nhưng Phan Văn Hưng chưa bao giờ đặt tên cho nhạc của mình cả.

Anh chỉ nói giản dị trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi sẽ hát những bài hát đầu tay của Nam Dao và tôi, những bài hát mộc mạc không tham vọng, nhưng cũng là những bài hát đã đánh dấu cuộc đời chúng tôi cũng như của các bạn tôi. Thời đó chúng tôi đã khóc cho quê hương, cho đồng bào mình, thì ngày hôm nay tiếng khóc đó vẫn chưa dứt. Ngày hôm nay chúng tôi vẫn viết ca khúc, có thể kỹ thuật làm nhạc đã già dặn hơn, đề tài cũng có thể đã thay đổi theo những biến đổi của đất nước, nhưng trong tiếng uất nghẹn chưa nguôi đó, tôi vẫn cảm thấy lòng mình rực lửa vì con đường dân tộc mình đi nhất định sẽ có ngày rực sáng.”

Tiếp tục đọc

Phan Văn Hưng và Bi Phẫn Ca

Trịnh Thanh Thủy

Người nghệ sĩ cúi xuống trên mười ngón tay nhả những thanh âm phừng phừng rực lửa.

Khuôn mặt anh chứa chan cảm xúc, rập rờn âm điệu. Thính giác khán giả căng, dãn, đàn hồi, nhảy múa theo hấp lực của từng làn điệu, lời ca. Những ca từ hiện thực, tả chân cuộc sống con người đang ở đáy địa ngục. Những truyện ca có thật tạo năng lực cấu nhoi nhói tim đỏ người nghe. Nếu mỗi người là một cá nhân khác biệt có nhiều điểm khó hoà hợp, thì phút giây hiện tại này, mức đồng cảm giữa người và người ở khán giả đang lên cao nhất. Mọi vật rơi vào thể tĩnh của bất động ngoại trừ anh. Những đôi mắt không kịp nháy, tụ hội về vóc hình người đàn ông có dáng dấp thư sinh. Thế rồi bất chợt họ hiểu ra bài hát đã đến hồi dứt. Tiếng chuyển động rào rào của những bàn tay vỗ nhất loạt oà lên bao vây lấy hội trường, phủ lấp hình hài nhỏ bé của người đàn ông đang ngồi ôm đàn ấy.

Tiếp tục đọc

Nếu có lời ru nào

Thơ Đỗ Minh TuấnPhan Văn Hưng đặt thêm lời

Nếu có lời ru nào chỉ ru cho một mắt,
chỉ một mắt ngủ thôi, còn mắt kia vẫn thức.
Nếu người chỉ nửa người, áo chỉ cài một cúc,
vua ngồi chỉ nửa ngôi, dân ăn cơm nửa bát.
Gió mát chỉ nửa giường, mồ hôi rơi nửa hạt,
nói chỉ hé nửa lời, nhìn chỉ nheo một mắt.
Tháng chỉ có hai đầu, vì vầng trăng luôn khuyết.
Thế giới vẫn còn nguyên, trong lời ru ngửa nghiêng.
Mất đi nửa thân mình, tất cả còn sống sót.
Chỉ riêng lẽ phải kia, đã biến đi mất rồi.

Tiếp tục đọc