Nhục mất Nước

Không nhục nào bằng cái nhục mất nước
Không hận nào bằng căm hận nô vong
Thân phận nô đau xót tự trong lòng
Còn sống đấy nhưng khác nào chết đấy!

Bọn Tàu ô quậy cho thành nát bấy
Diệt những người yêu nước biết thương dân
Chính sách chung là chúng để cho đần
Cho ngu dốt, người Việt thành mê muội

Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 41

Lan Bách-tộc, tượng trưng cho trăm họ tộc Việt, nói lên ý nghĩa 50 con theo cha, 50 con theo mẹ. Tên Hán-Việt là Mật Hoa Thạch Hộc, tên khoa học là Dendrobium dendrobio. Tôi in hình này để tặng nhà văn nghiên cứu Thái Thụy Vi, đã thi vị hóa, lãng mạn hóa Lan trong tập “Cho Cuộc Đời Thương”.

HỒI THỨ BỐN MƯƠI MỐT

Hậu thế tri âm như dục vấn
Đoạn trường tục ký thử dư âm

Dịch: Tri âm ai đó ngàn sau
Đoạn trường xin hãy vì nhau tỏ bày.
( Hà-thượng-Nhân) (1)

Vương lắc đầu:
— Con hiểu một mà không hiểu hai. Ta nay lâm thế cỡi cọp rồi. Bước xuống e mất mạng. Mạng ta mất đã đành, đến các con cũng khó an tòan. Thời Lê, tấm gương còn đó. Khi em tranh dành được ngôi vua, việc đầu tiên họ nghĩ ngay đến trừ mầm mống nội loạn. Ta là con trưởng, tay cầm trọng binh, đã từng xông pha trận mạc, công lao cũng nhiều, uy tín không nhỏ. Bây giờ bất cứ người em nào lên làm vua, việc đầu tiên họ nghĩ tới trừ ta trước.
Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 42

HỒI THỨ BỐN MƯƠI HAI

Vạn hoa Đại Việt

Theo như tục lệ, các Thái tử, Công chúa dâng lễ vật lên Hoàng đế, cùng đưa lời chúc tụng. Đúng luật thời bấy giờ, thì con trai lớn dâng trước rồi theo thứ tự đến các con trai nhỏ. Sau đó tới các con gái lớn. Nhưng Thuận-thiên hoàng đế xuất thân quan võ. Thủa mới lập nghiệp, công chúa An-quốc võ công cực cao, theo giúp ngài chinh chiến lập nhiều công. Vì vậy bà được chúc đầu tiên, riết rồi thành lệ cứ theo trật tự con lớn chúc trước. Con nhỏ chúc sau. Luật triều Lý định rằng dù thái tử, dù công chúa, nếu chưa thành gia thất, vẫn bị coi như chưa trưởng thành.
Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 43

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BA

Quốc thống Đại-Việt

Y tưởng bọn Tống lấy trộm, không ăn được thì đạp đổ. Y tìm dịp báo cho vua Lý biết. Vua Lý ắt sai cao thủ đón bắt sứ đoàn Triệu Thành lấy lại di thư. Y chờ giữa lúc một bên thắng, một bên bị thương, thừa cơ xuất hiện làm ngư ông hưởng lợi.
Y nghe vua Lý mở yến ở lầu Thúy-hoa, nên tìm cách xuất hiện , báo tin việc Triệu Thành. Nhân đó dùng võ công khống chế triều đình Đại-việt. Hầu sau này bàn việc thống nhất, họ Lý ắt phải chịu dưới vai họ Đoàn. Không ngờ, Huy bị một phụ nữ hầu cận Khai-quốc vương khám phá ra tông tích.
Khai-quốc vương hướng vào Thuận-thiên hoàng đế:
Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 44

HỒI THỨ BỐN MƯƠI BỐN

Anh hùng và giai nhân

Nghe Thanh-Mai nói, Đoàn Huy cảm động đến run người lên. Y nghĩ:
— Hôm trước Chu Minh từ Thiên-trường về ca tụng võ đạo phái Đông-a không tiếc lời. Hôm nay mình mới được thấy sự thực.
Ông đến trước Thuận-Thiên hoàng đế, lạy phục xuống đất:
— Hoàng đế bệ hạ. Xin người nhận ở thần mấy lạy, để tỏ lòng qui phục. Từ nay, thần sẽ vì Đại-Việt đi tuyên dương đại đức của bệ hạ. Thần xin hết sức thuyết phục triều đình Đại-lý kết hiếu với Đại-Việt trong tinh thần bình đẳng. Việc chính thống sẽ bàn sau. Cuộc đấu võ vào ngày rằm cũng xin hủy bỏ. Thần đã bị Trần cô nương dùng võ đạo đánh bại mất rồi.
Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 45

HỒI THỨ BỐN MƯƠI LĂM

Bát-nhã ba la mật đa tâm kinh

Bình-dương từ trong phòng Thanh-Mai bước ra, mặt nàng tái nhợt. Khai-quốc vương hỏi:
— Cái gì đã xẩy ra?
Bình-dương run run:
— Mặt sư tỷ Thanh-Mai đỏ như gấc, mắt trợn ngược, e khó qua khỏi.
Khai-quốc vương vào phòng Thanh-Mai. Vương hỏi Lệ-Thanh:
— Đỗ phu nhân, còn hy vọng gì không?
Đỗ-lệ-Thanh thở dài:
— Cứ tình trạng này, tiểu tỳ nghĩ Trần cô nương khó qua khỏi trong ba ngày. Tiểu-tỳ chỉ biết trị Nhật-hồ chu-sa độc chưởng, mà không biết trị Thất-trùng ngũ hoa độc.
Chợt Thanh-Mai nói trong cơn mê sảng:
— Bố ơi! Con đau quá. Bố cứu con với. Ối bố ơi, hàng trăm con rắn nó cắn con.
Nàng giật lên một cái:
Tiếp tục đọc