Thuận Thiên di sử – Hồi 36

HỒI THỨ BA MƯƠI SÁU

Tam-công Đại-lý

Bảo-Hòa thấy bản lĩnh hai người thì kinh hãi:
— Mình những tưởng học được thần công thời Lĩnh-nam cùng Phục-ngưu thần chưởng thành vô địch. Không ngờ còn thua xa Thiên-trường ngũ kiệt. Thiên-trường ngũ kiệt bản lĩnh nổi tiếng ngang với Đại-Việt ngũ long thực không sai. Còn người bịt mặt là ai, mà ta thấy võ công không giống môn phái nào của Việt của Hoa cả? Tại sao y lại tấn công Đỗ Lệ-Thanh? Nhìn lưng người này, ta thấy hơi quen. Không biết gốc tích y ra sao?

Chợt người đó lui lại, phóng chiêu chưởng cực kỳ hùng mạnh vào người Phạm Hào. Phạm Hào nhảy vọt lên cao, trả bằng chiêu Đông-hải lưu phong. Chiêu này là một trong ba mươi sáu chiêu trấn môn của phái Đông-a. Bình một tiếng, người kia lui liền ba bước, mặt y nhăn nhó, tỏ vẻ đau đớn.
Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 37

HỒI THỨ BA MƯƠI BẨY

Tiếng hát họ Đào

Thanh-Mai cười nhạt:
— Ta biết tên thực của mi là Đặng Trường. Mi vốn người họ Trần nhà ta, gốc gác sinh trong trang Thiên-trường này. Lúc mi ra đời đúng lúc loạn Thập-nhị sứ quân. Mi vốn có nhiệt tâm với Đại-việt, lớn lên mi lập chí cứu nước, theo Nhật-Hồ lão nhân, đem Hồng-thiết giáo truyền vào Đại-việt.
Lão Việt nghe Thanh-Mai nói, y kinh hoảng:
— Có lẽ con nha đầu nói thực, chứ không sai. Nhưng tại sao bố nó biết ta ẩn thân ở đây, mà không đề phòng gì cả?
Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 38

Năm cửa chỉ còn lầu cửa Bắc

Lầu cửa Bắc thành Thăng-long còn sót lại tại Hà-nội (Hình chụp tháng 8-2001)

Thành Thăng-long do vua Lý Thái-tổ xây hồi 1010, sau nhiều lần tu bổ, vẫn tồn tại. Khi vua Gia-Long lên ngôi (1802) truyền phá đi, xây lại nhỏ hơn Phú-xuân (Huế). Bởi vậy cụ Nguyễn Du từ Huế đi sứ qua Hà-nội có làm bài Thăng-long thành hoài cổ, có câu:

Tản-lĩnh, Lô-giang tuế tuế đồng,
Bạch đầu do đắc kiến Thăng-long.
Thiên-niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.

Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 39

HỒI THỨ BA MƯƠI CHÍN

Anh hùng Đại-lý

Dực-thánh vương quát:
— Ngừng tay.
Người trên thuyền đang đánh nhau hỗn loạn, bỗng ngừng lại, rồi cùng nhảy lui. Bọn Tống trở về thuyền của Dực-thánh vương. Dực-thánh vương hướng sang thuyền Trần Kiệt hỏi:
— Cao nhân nào, xin cho biết cao danh qúi tính.
Thanh-Mai giả tiếng đàn ông nói:
— Chúng tôi là thuyền buôn qua đây. Không biềt phạm tội gì mà các vị dùng tên định giết chết? Các vị là ai? Mà không coi luật pháp đức Đại-việt hoàng đế ra gì vậy?
Tiếp tục đọc

Thuận Thiên di sử – Hồi 40

HỒI THỨ BỐN MƯƠI

Nhất thi khẳng khái anh hùng lệ,
Bách chiến, quan hà cố quốc tâm.

(Câu đối ở đền thờ Đào Hiển-Hiệu, Quý-Minh, Phương-Dung).
Nghiã là: Một bài thơ khẳng khái, anh hùng rơi lệ. Trăm trận đánh, lòng luôn nghĩ đến cố quốc.

Khai-quốc vương đãi tiệc anh em Phạm Hào xong. Hai vị thượng khách được mời đến cư ngụ trong điện Nghinh-tân, là nơi hoàng đế dành tiếp sứ thần ngoại quốc. Thời bấy giờ ngoài sứ nhà Tống còn có sứ của Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la thường vãng lai Thăng-long. Tất cả đều cư ngụ trong điện Nghinh-tân. Còn Thanh-Mai, Tự-Mai, Tôn Đản là anh em kết nghĩa với Lý Long, đều ở trong phủ Khai-quốc vương.
Tiếp tục đọc