Nam Quốc Sơn Hà – Hồi 11

HỒI THỨ MƯỜI MỘT

Luận về chữ lễ

Trinh-Dung chắp tay hành lễ với thầy đồ Trọng-San:
_ Thưa thầy! Thầy là bậc khiêm khiêm quân tử, xin thầy dạy cho một điều: người quân tử có cần phải giữ lễ với kẻ thô lậu, tiểu nhân không?
Trọng-San nói với Quang-Minh:
_ Quang-Minh, đức người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Cho nên phàm làm người quân tử, phải dùng đức mà cảm hóa kẻ tiểu nhân. Lê cô nương dù ít học, nhưng con cũng phải giữ đạo, đừng để mất cái đức cung đi. Cô Trinh-Dung trách cứ ta đúng đấy.
Đoàn Quang-Minh vẫn bướng:
_ Thưa thầy vâng. Nhưng con dám quả quyết rằng con mọi kia mà giải thích được chữ lễ, thì con xin quỳ gối gọi nó là sư mẫu.
Yến-Loan cung tay hướng thầy đồ Thái, rồi thầy đồ Trọng-San:
Tiếp tục đọc

Nam Quốc Sơn Hà – Hồi 12

HỒI THỨ MƯỜI HAI

Ỷ-Lan phu nhân.

Kể từ thời vua Lý Thái-tổ lên ngôi. Ngài cho ban hành luật lệ, chế triều nghi, định lễ độ; đến giờ trải đã ba đời vua, gồm năm mươi sáu năm. Điển sự lệ suốt triều Lý quy định rằng, khi hoàng-đế đi đâu, hoặc ngồi xe, hoặc ngồi kiệu, hoặc ngồi võng, hoặc cỡi ngựa, thì xa giá Hoàng-hậu phải ở phía sau xa giá hoàng đế bốn trượng. Còn xa giá qúy phi, cung nga thì phải ở phía sau đến mười trượng. Đây là lần đầu tiên, trước bách quan, trước thần dân, một cô thôn nữ như Yến-Loan được hoàng-đế cho ngồi chung một kiệu.
Tiếp tục đọc

Nam Quốc Sơn Hà – Hồi 13

HỒI THỨ MƯỜI BA

Nhân trị, pháp trị.

U-bon vương Lê-Văn trình ra tất cả những chứng cớ về việc tể-tướng Dương-đạo-Gia làm gian tế cho Tống như: thư của Tần-vương Triệu-Thự gửi cho y, thư của y gửi sang cho Thự, bản cung từ mà Đoàn-quang-Minh nộp cho Ỷ-Lan. Mặt Dương-đạo-Gia tái xanh như tầu lá.
Vương tâu với nhà vua:
— Thần còn một số thư từ tối mật, không thể công bố với bách quan . Xin dâng để bệ hạ ngự lãm.
Nói rồi vương tháo cái túi đeo ở trên lưng xuống, lấy cái tráp khá lớn dâng lên cho nhà vua. Nhà vua đỡ tráp, thấy rất trầm trọng, thì biết bên trong có nhiều vật lạ. Ngài mở tráp ra, ánh sáng vàng, ngọc trong tráp chiếu sáng ngời. Trên cùng có tờ giấy ghi rõ số vàng, ngọc, của Tống do ai đem sang, đã trao cho ai, trao tại đâu, ngày nào. Dưới đáy tráp còn một số thư từ do thái-hậu, hoàng-hậu gửi cho Dương-đạo-Gia. Nhà vua mở từng tờ thư ra coi, long nhan đỏ lên vì giận. Ngài nghĩ thầm:
Tiếp tục đọc

Nam Quốc Sơn Hà – Hồi 14

HỒI THỨ MƯỜI BỐN,

Dân giầu, nước mạnh,

Ỷ-Lan về Thăng-long đã hơn năm rồi. Trong suốt một năm liền nàng làm việc cạnh nhà vua như một đại-học-sĩ. Mỗi tấu chương, nàng đọc cho nhà vua nghe, bàn luận với ngài. Sau khi nhà vua quyết định, thì chính nàng cầm bút son phê lên, rồi trình cho nhà vua ký. Các đại thần, từ tể-tướng Lý-đạo-Thành cho tới những vị trấn nhậm ở biên cương, khi thấy nét chữ châu-phê như rồng bay, như phượng múa, lời văn uyển chuyển thì biết ngay là của Ỷ-Lan phu-nhân. Trí nhớ của Ỷ-Lan rất tốt, mỗi tấu chương tới, nàng nhắc lại chuyện cũ như thế nào, nhà vua đã ban chỉ dụ ra sao, nay kết quả các nơi tấu về như thế đó. Nàng sai làm riêng một cái tráp, chia làm mười tám ngăn, mỗi ngăn cất một cuốn sổ ghi chú, tóm lược những diễn biến quan trọng. Trong mười tám ngăn, thì một ngăn cho phủ tể-tướng, một ngăn cho hậu cung, một ngăn cho Khu-mật-viện, sáu ngăn cho sáu bộ… lại có những ngăn cho Thị-vệ, cho Bắc-biên v.v. Cho nên chư sự trong cung, lục bộ, ngoài biên, nhất nhất mỗi sự nhà vua hỏi đến, nàng tâu trình rành mạch.

Tiếp tục đọc

Nam Quốc Sơn Hà – Hồi 15

HỒI THỨ MƯỜI LĂM

Kế hoạch Ngũ-lôi

Nhà vua ban chỉ dụ:
_ Bây giờ ta trở lại việc triều Tống. Như ban nãy bàn, thì phe của hậu là phe thân với Đại-Việt, và chủ hòa. Bây giờ khanh hãy trình bầy về cái kế hoạch Ngũ-lôi của Tống ra sao một lượt nữa để Ỷ-Lan với các tân quan nắm vững.
_ Tâu phu nhân.
Thường-Kiệt hướng Ỷ-Lan nói bằng giọng ôn nhu: Ngũ là năm, lôi là sấm. Tống dùng năm đạo binh để chuẩn bị mở rộng Nam thùy. Trong sáu nước Nam thùy gồm Đại-Việt, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua, Xiêm-la, Đại-lý thì Đại-Việt mạnh nhất. Chính Quốc-phụ đã đưa ra đường lối liên hiệp giữa sáu nước tộc Việt, mà Đại-Việt là minh chủ. Bằng như Tống mang quân đánh một trong sáu nước, thì cả sáu nước đồng khởi binh chống lại. Cho nên Tống đưa ra kế hoạch Ngũ-lôi để đánh Đại-Việt.
Tiếp tục đọc