Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 96

HỒI CHÍN MƯƠI SÁU

Đạo binh Hàm tử

Khi triều đình mới phong tước cho Quốc Toản, bộ Công đã dùng tiền thuế của bốn xã xây dinh Hoài Văn, cùng mua sắm bàn ghế, giường chiếu, nhưng chưa có người phục dịch. Bây giờ mới nhận ấp, hầu đã có ba tỳ nữ xinh đẹp. Tuyên cao thái phi sai người về phủ Vũ Uy đem lên mã phu, người làm vườn, gia súc như lừa, ngựa, chó, mèo, gà, vịt; đồ dùng như bát, đĩa, nồi, dao, thớt. Nên không đầy ba ngày dinh Hoài Văn đã có đầy đủ thứ cần dùng.
Các đại tư hướng dẫn Quốc Toản, Quốc Kiện, Hoàng Phương, Bích Phương, Hồng Phương đi một vòng bốn xã, quan sát đời sống của dân chúng. Trong bốn xã đều có trường dạy văn. Thầy đồ do bộ Lễ tuyển chọn . Trở về dinh, hầu hài lòng khi thấy giảng võ đường rất rộng, có thể huấn luyện một lúc hơn hai trăm người. Tuyên cao thái phi ban chỉ :
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 97

HỒI THỨ CHÍN MƯƠI BẨY

Quần đảo Hoàng sa, Trường sa (1)

Nói dứt y thộp tay vào ngực nàng, cử chỉ cực kỳ khả ố. Nang Tiên lách mình tránh khỏi rồi vung tay tấn công y. Chiêu số khá trầm trọng. Nàng nói:
– Uổng cho chúng bay xưng là khâm sai của Thiên triều Đại nguyên, mà hai người uy hiếp một mình ta. Tên khả ố Trịnh Long kia! Nếu một mình mi thắng được ta thì ta mới phục. Chứ hai mẹ con mi vây đánh ta, thì thực là hèn hạ.
Trịnh Long rút kiếm ra tấn công Nang Tiên. Nang Tiên rút kiếm gạt mạnh. Choang một tiếng. Y bật lùi ba bước. Trong khi Nang Tiên bị bật lùi về sau, lưng chạm vào tường đến rầm một tiếng. Mụ đàn bà đã nhanh tay điểm huyệt, rồi nhắc bổng nàng lên, đem xuống lầu. Quốc Kiện quát:
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 98

HỒI THỨ CHÍN MƯƠI TÁM

Tất cả đều là con cháu A La

Hưng Nhượng vương nói với Yết Kiêu:
– Toa Đô, Ô Mã Nhi là những dũng sĩ có một không hai dưới gầm trời. Muốn trị hai tên này thì anh phải dùng sở trường của anh, đánh vào sở đoản của chúng. Sở trường của anh là Ngạc ngư chiến. Sở đoản của chúng là dưới nước. Anh với đô thống Sáu bầy mưu thế nào để giao tranh với chúng trên thuyền, dưới nước thì trị chúng không khó.
Yết Kiêu phát biểu:
– Trong ba tướng tiếp viện, Ô Mã Nhi, Hu Tu Khu là những sủng thần Mông cổ, võ công cao, dùng binh như thần, rất khó đối phó. Còn Lưu Quân Khánh thì thần đã có cách trị.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 99

HỒI THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN

Gươm thiêng Hàm Tử

Vương ban lệnh :

– Chúng ta tái chiếm vùng đất của đại vương Bác Câu La Chế Đa bằng bốn mặt. Trước hết là mặt bắc là nơi trọng binh Thát đát trấn đóng. Mời Thiên Kình đại tướng quân nhận lệnh.

Yết Kiêu đứng dậy .

– Đích thân Thiên Kình đại tướng quân xử dụng quân cơ hữu là hiệu Thiệu Hưng, hợp với dân quân Chiêm. Đường tiến binh khởi từ đỉnh đèo Trưởng, đổ xuống. Đánh từ từ tái chiếm từng trang, từng ấp. Chiếm được trang ấp nào thì trao lại cho các quan người Chiêm cai trị. Khu ấp có bãi cát đẹp, phía sau có núi hùng vĩ là ấp đức vua Chiêm phong cho giáo hội Hồi của đạo sư Hi Si. Sau khi chiếm lại được thì trao cho đạo sư.

Vương tiếp :

– Mặt đông đánh từ biển vào. Mời đề đốc Võ Văn Sáu nhận lệnh.

Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 100

Tượng nàng Tô-thị tại quận Đồng-đăng, tỉnh Lạng-sơn, ghi lại di tích người chinh phụ bế con chờ chồng, rồi hóa đá.

HỒI THỨ MỘT TRĂM

Cầm tù quốc tặc anh hùng nộ,
Thúc bá gian hùng bất khả dung.
(Cầm tù giặc nước anh hùng giận,
Chú bác gian cùng cũng chẳng tha)

Vũ Minh vương sai mang vào một tảng đá lớn. Thượng hoàng vung kiếm lên, sột một tiếng, tảng đá bị chẻ làm đôi như chẻ củ chuối. Ngài lại mở khăn nhiễu phủ thanh kiếm lớn: thanh kiếm khá trầm trọng. Ngài tuyên chỉ:
– Trẫm đặt tên cho hai thanh kiếm này. Thanh lớn mang tên Trấn bắc. Thanh nhỏ mang tên Bình nam. Ngày mai trẫm sẽ đem thanh lớn ra treo ở cửa Bắc, thanh nhỏ ra treo ở cửa Nam thành Thăng long. Trẫm sẽ khấn liệt tổ Đại việt: Các vương, hầu, tướng quân nào đi qua cửa Nam khiến cho thanh kiếm di động thì sẽ được phong làm Bình nam đại tướng quân. Sẽ trao cho làm nguyên soái các trận đánh phương Nam. Còn ai đi qua cửa Bắc mà thanh kiếm di động, sẽ phong làm Trấn bắc đại tướng quân, trao cho nhiệm vụ trấn thủ Bắc cương.
Hôm sau, giờ thìn, xa giá Thượng hoàng, hoàng đế Thiệu bảo cùng tới cửa bắc thành Thăng long. Các vương, hầu, đại tướng quân tề tựu.
Lễ nghi tất.
Ngay chính giữa cửa thành, một bàn thờ Quốc tổ, liệt tổ giòng họ Đông a khói hương nghi ngút. Trên cửa thành treo lủng lẳng thanh kiếm Trấn bắc. Tiếp tục đọc