Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 26

HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU

Biên thùy một cõi

Tới cửa Bắc, viên tá lĩnh chỉ huy thị vệ thấy Thủ-Huy, Đoan-Nghi, vội hô lớn :
_ Thuộc hạ kính thỉnh công chúa điện hạ, và phò mã nhập thành.
Thủ-Huy đáp lễ rồi nói:
_ Chúng ta về chịu tang phụ hoàng. Người vào báo cho triều đình biết.
Viên tá lĩnh rạp người xuống, rồi lên ngựa phi về hướng điện Càn-nguyên. Lát sau, Tô Hiến-Thành đi trước, rồi tới Ngô Nghĩa-Hòa, Phí Công-Tín, Lý Kính-Tu, Ngô Lý-Tín, Đỗ An-Di, Vũ Tán-Đường, Trần Trung-Tá, Bùi Kinh-An, Lưu Khánh-Bình… mũ cao, áo rộng cùng kéo ra đón. Tô Hiến-Thành hô lớn :
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 27

HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY

Nguyên tổ họ Lý Hàn-quốc

Tháng Giêng, niên hiệu Trinh-phù thứ 11 (DL. 1186, Bính-Ngo. Từ tháng 7 về sau, cải nguyên là Thiên-tư Gia-thụy) triều đình thiết đại triều giữa mùng một tết. Đây là lần đầu tiên trong suốt mười năm qua, mới có một buổi thiết triều, với sự hiện diện đầy đủ các thân vương, phò mã, công chúa, văn võ đại thần tại triều cũng như tại các trấn, phủ, huyện.
Buổi thiết đại triều do Thái-phó Lý Kính-Tu, thầy của vua triệu tập. Từ trong triều đến ngòai trấn, dĩ chí đến dân chúng, ai cũng biết : Năm nay nhà vua 13 tuổi, bắt đầu chấp chính. Đây là buổi thiết triều đầu tiên, mà nhà vua cầm quyền thực sự. Theo lời tâu của Lý Thái-phó thì :

Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 28

HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM

Đoái thương muôn dặm tử phần,
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.
( Đoạn trường tân thanh)

Thuyền rời Thiên-trường một ngày thì ra tới biển, rồi đổi hướng lên phía Bắc. Hai ngày sau, khi thuyền sắp qua Đồn-sơn thì có mười chiến thuyền, một soái thuyền thuộc hạm đội Thần-phù dàn ngang. Một viên võ quan trên soái thuyền phất cờ yêu cầu con thuyền Thiên-ưng ngừng lại. Rồi soái thuyền kè vào mạn con thuyền Thiên-ưng. Thủ-Huy, Đoan-Nghi cùng lên trên sàn thuyền quan sát. Thoáng nhìn, Thủ-Huy nhận ngay ra viên võ quan phất cờ là đô đốc Trần Bằng. Cạnh Bằng còn có Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín. Hai người sang con thuyền Thiên-ưng. Trần Bằng là thủ hạ cũ của Thủ-Huy Đoan-Nghi. Y hành lễ quân cách rồi nói :
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 29

HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN

Đại đế Thành Cát Tư Hãn.

Nước mắt đầm đìa, Đoan-Nghi vỗ vào vai Long-Tùng Đoan-Thanh, hút độc tố Huyền-âm, rồi than :
_ Tục ngữ Việt có câu : Đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận họ, thực không sai. Sáng nay chị thấy hai em theo dõi, lại tưởng là gian tế mưu hại, nên mới phóng độc, để biết tông tích kẻ theo mình. Không ngờ là ruột thịt mình.
Đoan-Nghi hỏi Đoan-Thanh :
_ Tiểu muội ! Thế cái gã đánh xe ngựa cho chúng tôi là ai ?
_ Y là người của phái Không-động tại Quảng-châu. Thần không rõ y giả làm phu xe với ý định gì ?
Đoan-Nghi cầm tay Đoan-Thanh :
_ Em ạ ! Vạn lý tha hương ngộ cố tri còn đáng mừng, huống chi chúng ta là máu mủ. Vậy hai em cứ gọi chúng ta là anh, là chị cho thân mật.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 30

HỒI THỨ BA MƯƠI

Đại bàng tung cánh.

Nghe Di Cốc thuật, Thủ-Huy thốt lên :
_ Chiến thuật đó không ổn trong trường hợp này.
Công giảng giải : Theo như Long-Tùng nói thì lãnh thổ Mông-cổ bây giờ nằm dọc theo chiều Nam-Bắc một nghìn năm trăm dặm (750 km) và Đông-Tây một nghìn hai trăm dặm (600 km). Quân số của Mông-cổ là năm vạn người. Nhưng thường trực tại bản doanh chỉ có 4600 quân, còn lại thì đóng rải rác ở các bộ tộc, thuộc quyền chỉ huy của các Khả-hãn. Nếu như Đại-hãn cứ cho tổ chức cố thủ, thì trong một ngày, những bộ tộc ở trong vòng hai, ba trăm dặm sẽ đem quân cứu ứng. Như vậy quân số Mông-cổ có thể lên tới hai vạn, dàn ra đợi quân Khắc-liệt. Với hai vạn quân tinh nhuệ, cố thủ, thì thừa sức cầm cự với mười vạn quân ô hợp tấn công hai hay ba ngày. Trong thời gian đó, thì quân các nơi xa đã kéo về. Bấy giờ Đại-hãn thừa sức chống cự với địch. Trong phép công thủ, thì cứ một thủ phải mười tấn công mới có thể thắng được. Đây quân Khắc-liệt chỉ đông gấp đôi, thì không thể tràn ngập. Họ từ xa tới, lương thực giỏi lắm mang theo đủ ăn trong hai ngày. Sau hai ngày tấn công bị tổn thất nhân mạng, bị hết lương, thì quân Khắc-liệt phải rút. Bấy giờ Mông-cổ truy kích, nếu không diệt được địch, cũng không đến nỗi bại. Đây Đại-hãn ra lệnh rút lui, bọn Tang Côn biết rõ Đại-hãn yếu thế. Chúng sẽ không ngần ngại gì mà không xua quân truy kích.
Tiếp tục đọc