Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 51

HỒI THỨ NĂM MƯƠI MỐT

Sách lược trấn Bắc,

Bấy giờ là niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 (1258) đời vua Thái Tông nhà Trần. Tháng 12, thái sư Mông cổ Ngột Lương Hợp Thai thống lĩnh 20 vạn quân, gồm 10 vạn Lôi kỵ, 10 vạn hàng binh Đại lý tiến đánh Đại việt.
Hưng Đạo vương thiết kế:
“ Binh tướng Mông cổ đều là Kị binh, thiện chiến, hung dữ. Vũ khí chính của họ là cung-tên. Từ tướng dến quân của họ đều sống trên vùng Thảo nguyên cực bắc, đồng cỏ mênh mông. Khí hậu vùng cực Bắc quanh năm lạnh đến xé da, cắt thịt. Người ngựa đều chịu lạnh rất giỏi. Chiến thuật của họ sở trường về dàn quân trên những vùng đất khô, trên cánh đồng rộng. Gần đây sau khi đánh sang Tây vực, họ chế ra máy bắn đá phá thành. Vì vậy họ tung hoành khắp Kim, Liêu, Tống, Tây hạ, và mấy chục nước Tây vực không nơi nào đương nổi. Trong lần thiết triều, hồi họ mới tới Bắc cương, thái sư (Trần Thủ Độ) đã giảng giải rất kỹ về lịch sử, phong tục, tồ chức chính trị, luyện quân cùng chiến² thuật của họ. Chúng ta đều thuộc nằm lòng rồi.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 52

HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI

Văn nghệ thời Đông A,

– Có lẽ phụ hoàng cũng như triều đình sợ anh ấy nghĩ mình cũng là cháu vua Lý Huệ tông. Anh ấy sẽ vận động với Mông cổ, xin phong vương rồi về tranh dành ngôi vua với Thái tử Hoảng.
– Em thì em nghĩ khác.
– Nghĩa là?
– Phụ hoàng cũng như triều đình thấy anh là người trung hậu, không thích quyền hành, mà chỉ nghĩ đến Xã Tắc, nên cử anh đi mà không sợ Mông cổ phong cho anh làm An Nam quốc vương, rồi về tranh ngôi vua. Lại nữa, triều đình Mông cổ không thiếu gì văn quan, võ tướng là tinh hoa của Tống, Liêu, Kim, Tây hạ, Tây vực. Nếu cử anh Quốc Khang sang làm con tin, thì anh chỉ là một cục bột, ngồi ở Hoa lâm mà thôi. Vì vậy người mới cử anh sang, Mông cổ sẽ trọng dụng tài của anh. Anh làm quan cho Mông cổ thì Đại Việt mới có lợi.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 53

HỒI THỨ NĂM MƯƠI BA,

Anh hùng Lĩnh Nam,

Vương dùng Lăng không truyền ngữ hỏi lại:

– Sao em biết cô ấy tuyển phu?

– Anh không thấy sao? Cô ấy tìm người cùng tát biển Đông, chữ này lấy ý trong câu tục ngữ: Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

– Anh chưa học chữ Nôm thành ra đọc không hết 12 chữ kia. Anh đọc được chữ thanh! Em thử hỏi xem cô ca nhi này có đúng tên Thanh Nga không? Biết đâu Thanh Nga là người khác, không có mặt ở đây thì sao?

Vương phi hỏi cô gái:

– Này cô em! Bây giờ em hát một bài nhẹ nhàng đi.

Cô gái đưa mắt cho ban nhạc, một người đánh trống mảnh, một người kéo nhị, một người thổi sáo, một người đánh đàn bầu. Người đàn bà vẫn bật trống cơm. Cô gái gõ phách, rồi cất tiếng hát. Mở đầu là bốn câu thơ lục bát, cô hát theo điệu ru em mượt mà. Hết bốn câu, cô đổi sang điệu hát rất lạ, rất êm dịu.

Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 54

HỒI THỨ NĂM MƯƠI TƯ.

Ánh mắt như gươm treo,

Vương phi Ý Ninh nhắc nhở:
– Ba bảo bối của Tây Viễn vương, các em phải thuộc nằm lòng.
– Dạ!
Dã Tượng cho Long thành ngũ phụng đi trên một xe song mã. Dọc đường ra Bắc biên, cứ hai chục dặm sứ đoàn lại nghỉ. Vương phi lại huấn luyện các nàng những phương cách bắt anh hùng như bắt thỏ non, mà Tây Viễn vương dạy.
Mỗi khi nghỉ, dân chúng tụm nhau chào đón. Ban Đông hoa lại có dịp ca hát, tấu nhạc. Năm cô dạy Dã Tượng hát. Dã Tượng từng là mục đồng, từng hát nghêu, thổi sáo, nên học rất mau. Nhạc khí Dã Tượng thích nhất là gõ trống mảnh. Bốn cô biết giữa Dã Tượng với Thanh Nga có tình ý, nên cứ để Thanh Nga dạy chàng. Tối đến, Tạ Quốc Ninh lại dạy văn, dạy tiếng Mông cổ cho Dã Tượng với năm cô.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Gươm thiêng Hàm Tử – Hồi 55

HỒI THỨ NĂM MƯƠI LĂM

Bắt tướng giữa ba quân

Vương phi Ý Ninh hỏi:
– Như vậy những sứ đoàn sang Đại Việt đều là của Hốt Tất Liệt chứ không phải của Mông Ca?
– Đúng vậy, y mạo danh!
– Như thế chúng tôi không phải tới Hoa lâm làm con tin?
– Vâng.
– Trong Câu khảo cục, anh giữ nhiệm vụ gì?
– Điều tra về tài chánh. Phụ trách toàn quyền vùng Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Yên kinh.
– Ý của triều đình Đại Việt là làm sao cho Mông Cổ chịu lui binh, và không trở lại báo thù. Vậy chúng ta phải làm những gì ?
– Trong hoàn cảnh hiện nay thì không khó. Đưa ra điều kiện bắt Đại Việt phải tuân theo là Hốt Tất Liệt, chứ không phải là triều đình Mông cổ. Nếu bây giờ chúng ta làm thế nào để Mông Ca giải trừ binh quyền của Hốt Tất Liệt, tất cả bọn tướng sĩ vùng Đại lý, Tây tạng, Cam túc, Tứ xuyên phải theo về Mông Ca. Chúng như rắn mất đầu, bị Mông Ca nghi ngờ thì yên.
Tiếp tục đọc