Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 11

Hồi thứ mười một

Cái tình là cái chi chi.

Mao Khiêm quát lên :
_ Đồ hèn hạ ! Mi dùng số đông để áp đảo ta ư ? Mi có biết rằng toàn lực phái Hoa-sơn đã theo sứ đoàn Thiên-triều, đang ở Đại-Việt không ? Nếu mi dùng số đông áp chế ta, thì phái Hoa-sơn sẽ tàn sát tận cùng họ Lý nhà mi, đến con gà, con chó cũng không tha.
_ Mao Khiêm nghe đây !
Long-Xưởng chỉ vào Thủ-Huy :
_ Mi đã biết rằng bọn Lưu Kỳ với những cái gọi là Ngũ-nhạc đại lĩnh, Hoa-nhạc tam phong, Hoa-nhạc tam nương đều bị cầm tù ở tổng đường phái Đông-a rồi mà. Mi cũng biết rằng bọn chúng đã bị kết án cung hình, chặt tay, lăng trì. Chỉ nội ngày mai là bọn chúng đều bị đem xử cung hình một lượt. Mi đã biết vậy, mà mi còn đem chúng ra dọa ta ư ?
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 12

HỒI THỨ MƯỜI HAI

Đào-nguyên thanh thủy, thùy tri vị?
Anh hùng nan quá mỹ nhân quan.

Dịch:  Ngọn suối Đào-nguyên ai biết vị ?
Anh hùng khó vượt mỹ nhân quan.

Sau cái đêm dẹp loạn, thanh toán được triều đình gà mái gáy, phá vỡ âm mưu chiếm Đại-Việt bằng phòng the của Tống ; thì Long-Xưởng bận rộn vô cùng. Nhưng nhờ hai lão thần có tài kinh bang, tế thế là Lưu Khánh-Đàm, và Hoàng Nghĩa-Hiền phụ chính việc triều đình. Trong Đông-cung thì có vú Loan, vú Mai, Thủ-Huy, Tăng-Khoa, Trang-Hòa, Thụy-Hương, Như-Như là những người trung thành, tinh minh mẫn cán phò tá. Ngoài ra, còn ba người em trai là Long-Minh, Long-Đức, Long-Hòa tuy võ công không cao nhưng kẻ thì mưu trí, người thì mẫn tiệp trợ giúp bên cạnh.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 13

HỒI THỨ MƯỜI BA

Trí-Thiền bồ tát

_ Có gì lạ đâu, khi con muốn bắt thái-tử thì phải tranh thắng với Bùi tiểu thư. Còn con bắt Thủ-Huy thì phải tranh thắng với công chúa Đoan-Nghi. Giữa Đoan-Nghi với Bùi Trang-Hòa, con thắng Trang-Hòa dễ hơn. Vì Trang-Hòa không hấp dẫn đàn ông, tính tình lại thiếu nồng nàn. Nên mẹ khuyên con bắt thái-tử.
_ Nhưng mẹ ơi ! Bao nhiêu tâm ý của con, con dồn cho nhị ca rồi. Con nói thực, dù có bị ngàn dao phanh thây con cũng nhất quyết phải bắt con nai Thủ-Huy.
_ Muộn quá rồi con ạ ! Thủ-Huy chỉ còn sống được có 29 ngày nữa, thì con có bắt được, cũng chỉ để làm người đàn bà góa mà thôi.
_ Con tin rằng anh ấy sẽ khỏi bệnh. Mệnh anh ấy lớn lắm. Chết thế nào được ?
Vú mai kéo đầu Thụy-Hương sát vào lòng mình, rồi ghé miệng và tai nói nhỏ một lúc. Cuối cùng vú tát yêu gái :
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 14

HỒI THỨ MƯƠI BỐN

Quốc danh An-Nam

Niên hiệu Chính-long Bảo-ứng nguyên, đời vua Lý Anh-tông Đại-Việt, bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Long-hưng nguyên niên đời vua Hiếu-tông nhà Nam-Tống (Quí-Mùi 1163). Mùa Xuân tháng giêng, ngày 20 .

Cuối năm trước, triều đình nghị, tâu lên nhà vua xin đổi niên hiệu Đại-Định thành Chính-long Bảo-ứng kể từ mùng một tháng giêng. Nhà vua chuẩn tấu.
Hôm nay, triều đình thiết đại triều tại điện Càn-nguyên để nghị việc cử sứ thần sang Tống triều cống.
Tiếp tục đọc

Anh hùng Đông A – Dựng cờ bình Mông – Hồi 15

HỒI THỨ MƯỜI LĂM

Chính-long Bảo-ứng Tuyên-phi.

Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực khắp đế đô Thăng-long. Tiếng ve kêu rả rích hợp nhau thành một điệu nhạc nhẹ nhàng. Ánh sáng mặt trời chiếu chói chang lên nhừng lùm cây xanh tươi hai bên phố phường. Trong cái không khí ồn ào, thanh thản của kinh đô ấy, bỗng vang lên những tiếng vó câu, tiếng ngựa hý. Từ trong năm cửa thành Thăng-long, ngựa trạm phóng ra các ngả như tên bay, để đem chỉ dụ của hoàng đế về các trấn, các phủ, các huyện. Cứ nhìn những kị mã, trước ngực đeo túi đựng thư, cổ quàng khăn đỏ, người dân Thăng-long cũng biết rằng, đây là ngựa trạm truyền chỉ, mang tin vui đi khắp nơi.

Tiếp tục đọc